• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cháu của người để lại di sản có quyền hưởng di sản thừa kế thay mẹ của mình không? Khoảng năm 2006-2007, ngoại tôi lập di chúc chia căn nhà thành 9 phần...

  • Cháu của người để lại di sản có quyền hưởng di sản thừa kế thay mẹ của mình không?
  • quyền hưởng di sản thừa kế
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHÁU CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN CÓ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ THAY MẸ CỦA MÌNH KHÔNG?

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, Luật sư vui lòng tư vấn giúp tôi 1 việc như sau:

     Khoảng năm 2006-2007, ngoại tôi lập di chúc chia căn nhà thành 9 phần bằng nhau, trong đó có 1 phần của mẹ tôi. Năm 2011, mẹ tôi mất. Tháng 9 năm 2017, ngoại tôi mất. Những người còn lại bảo mẹ tôi mất trước khi ngoại mất nên di chúc vô hiệu và phần thừa kế của mẹ tôi sẽ chia đều cho những người con còn lại của ngoại. Vậy tôi là con thì có được hưởng gì trong phần thừa kế của mẹ tôi hay của ngoại tôi hay không? Tôi cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc

     Vì di chúc được lập vào khoảng năm 2006 – 2007 nên phải xem xét điều kiện coi di chúc là hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, theo đó cần đảm bảo:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép.
  • Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

     Điều 688 BLDS 2015 quy định về điều khoản chuyển tiếp:

     “1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:

     b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;…”

     Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Di chúc được coi là một hành vi pháp lý đơn phương, bên cạnh đó thì nội dung di chúc cũng không trái với quy định của BLDS 2015 nên sau đây chúng tôi sẽ áp dụng BLDS 2015 để giải quyết vụ việc này.

     Tại Điều 613 BLDS 2015 quy định về người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, đối với người thừa kế hưởng di sản theo nội dung di chúc đòi hỏi người này phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết) hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp của gia đình bạn, mặc dù mẹ bạn là người được nhắc đến trong di chúc của ngoại nhưng lại mất trước ngoại nên không thể là người thừa kế; theo đó phần di chúc định đoạt quyền của mẹ bạn sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật do “phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ chết trước người lập di chúc” (điểm c khoản 2 Điều 650 BLDS 2015). [caption id="attachment_56715" align="aligncenter" width="324"]quyền hưởng di sản thừa kế Cháu của người để lại di sản có quyền hưởng di sản thừa kế thay mẹ của mình không?[/caption]

  1. Cháu của người để lại di sản có quyền hưởng di sản thừa kế thay mẹ của mình không?

     Theo như chúng tôi phân tích ở phần 1, phần mà ngoại cho mẹ bạn trong di chúc sẽ không được thực hiện, sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

     Như vậy, các con của ngoại (trong đó có mẹ bạn) thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng các phần bằng nhau khi chia phần di sản này (nếu vợ hoặc chồng của ngoại; bố, mẹ của ngoại còn sống cũng sẽ được hưởng di sản). Vì mẹ bạn mất trước ngoại nên theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015 về thừa kế thế vị, trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, tức là bạn và các con còn lại của mẹ bạn (nếu có) sẽ được hưởng phần di sản của mẹ bạn.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

      Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178