Thế chấp quyền sử dụng đất được mua bằng tài sản riêng
09:17 24/06/2019
Thế chấp quyền sử dụng đất được mua bằng tài sản riêng về nguyên tắc thì phần nhà đất góp mua cùng ông bà là tài sản của chị B cũng là ...
- Thế chấp quyền sử dụng đất được mua bằng tài sản riêng
- Thế chấp quyền sử dụng đất được mua bằng tài sản riêng
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC MUA BẰNG TÀI SẢN RIÊNG
Câu hỏi của bạn:
Vợ chồng tôi có con gái là Nguyễn Thị B kết hôn với chồng là Trần Văn A năm 2009. Năm 2010, khi vợ chồng tôi mua nhà đất thì con gái tôi có góp một phần bằng tiền đi con gái tôi tích lũy được trước khi lấy chồng. Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ghi cả tên vợ chồng tôi và con gái tôi. Nay do nhu cầu tài chính, vợ chồng tôi muốn thế chấp nhà đất đỏ để vay vốn ngân hàng và muốn hợp đồng thế chấp chi do vợ chồng tôi và con gái tôi ký thì cần phải làm thủ tục gì?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013
- Bộ luật dân sự 2005
Nội dung tư vấn:
Bộ luật dân sự quy định như sau:
Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Tài sản chung của vợ chồng” quy định: “QSDĐ mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng”. Do vậy, về nguyên tắc thì phần nhà đất góp mua cùng ông bà là tài sản của chị B cũng là tài sản chung của vợ chồng với anh A Do chị B góp mua nhà đất bằng tiền riêng tích lũy được trước khi kết hôn cùng anh A, nên có cơ sở để phân chia đây là tài sản riêng của chị B. Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về “Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân” thì chị B cần thỏa thuận với anh A để lập văn bản chia tài sản chung với nội dung xác nhận rõ đây là tài sản riêng của chị B. Văn bản này cần được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn. Khi đó, thủ tục thế chấp nhà đất cho ngân hàng do ông bà và chị B ký là hợp lệ.
Trong trường hợp anh A không đồng ý thì chị B có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trên cơ sở có hồ sơ, tài liệu, chứng cứ chứng minh về nguồn tiền góp mua nhà đất là tiền của chị B tích lũy được trước khi kết hôn với anh A. Sau khi có bản án/quyết định có hiệu lực của tòa án, thủ tục thế chấp nhà đất cho ngân hàng do ông bà và chị B ký là hợp lệ.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: