• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cách xác định phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định của pháp luật hà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ

  • Cách xác định phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định của pháp luật
  • Phụ cấp thâm niên nhà giáo
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁCH XÁC ĐỊNH PHỤ CẤP THÂM NIÊN NHÀ GIÁO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Câu hỏi của bạn:

      Tôi là một giáo viên ra trường tháng 9 năm 2000. Thời gian tập sự là 6 tháng. Vậy là tính đến tháng 3 năm 2016 thì phụ cấp thâm niên của tôi là 15 năm có đúng không ạ. Bắt đầu từ năm 2011 chúng tôi được tính phụ cấp thâm niên. Nhưng năm 2011 đáng lẽ tôi phải được hưởng phụ cấp thâm niên là 10 năm. Nhưng nhà trường chỉ làm cho tôi có 9 năm. Đến tháng 1 năm 2013 tôi chuyển trường về trường khác. Ở trường mới tính lương cho tôi và phụ cấp thâm niên cho tôi theo giấy thôi chuyển lương của đơn vị cũ. Như vậy là từ năm 2011 cho đến tháng 9 năm 2016 mỗi tháng tôi mất 1% lương phụ cấp.

     Xin luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có phải do tôi sai khi không phát hiện kịp thời để báo cáo không hay sai là từ phía nhà trường. Vậy nhà trường có trách nhiệm gì trong tính sai phụ cấp thâm niên cho tôi hay không. Tháng 9 năm 2016 khi tôi phát hiện mình bị hụt 1% lương phụ cấp thâm niên tôi đã làm bản tường trình quá trình công tác để mong thầy hiệu trưởng trường tôi đang công tác điều chỉnh lại phụ cấp thâm niên cho tôi, thì trước tiên thầy nói là nhà trường không làm sai. Vì nhà trường làm lương mới theo giấy thôi trả lương của trường cũ. Tháng 10 tôi làm đơn thì đến tháng 11 năm 2017 thầy có ra quyết định cho tôi hưởng phụ cấp thâm niên từ 14% lên 15% Từ tháng 11 đến tháng 2 năm 2017

Mong luật sư tư vấn!

Câu trả lời của luật sư:

  Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

   1.Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo

  Theo quy định của pháp quy định tại điều 2 nghị định 54/2011 chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo:

     

 Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên 1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên. 2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục; b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên. 3.Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu; b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

   Điều 2 Thông tư số: 68/TTLT-BGDĐT- BNV- BTC-BLĐTBXH, ngày 30/12/2011 của liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP như sau:

"Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập)".

  Trong trường hợp của bạn, do bạn không nói rõ là tại thời điểm tháng 9 năm 2000 là bạn ra trường hay được nhận vào làm? Bạn làm có hợp đồng hay không? Bạn trúng tuyển ngạch viên chức giáo viên vào thời điểm nào… Bởi vì những yếu tố đó sẽ là căn cứ để xác định chính xác để tính thâm niên. Cách tính thâm niên sẽ bằng: thời gian bạn làm công việc giảng dạy có đóng bảo hiểm xã hội ( công lập hoặc ngoài công lập)  – Thời gian tập sự, thủ việc, thời gian không đóng bảo hiểm, thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, việc riêng…

  Trong trường hợp của bạn, do bạn không nói rõ như trên nên chúng tôi rất khó để có thể tính một cách chính xác. Và đương nhiên, để xác định nhà trường tính thâm niên sai cho bạn dẫn đến tính sai về tiền trợ cấp hay không thì cần phải xem xét dựa vào quy định mà chúng tôi phân tích như trên.

  Chúng tôi giả sử tại thời điểm vào tháng 9 năm 2000 bạn bắt đầu giảng dạy tại trường, tập sự 6 tháng sau đó ký hợp đồng và có đóng bảo hiểm thì thâm niên của bạn mới có thể xác định được là tổng 15 năm theo đúng quy định. Vì vậy, bạn có thể tính được thâm niên theo công thức như trên.

   Bạn có thể tham khảo liên kết sau :

    Vấn đề tiếp theo đó là nhà trường nơi mà bạn chuyển đến căn cứ vào giấy chuyển lương của đơn vị cũ và sau đó bạn mới phát hiện ra sự sai sót đó. Về trách nhiệm thực hiện thủ tục về xác định thâm niên nhà giáo thuộc về các cơ quan, tổ chức sau:

    Theo Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011: “Căn cứ quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này; căn cứ thời gian giảng dạy, giáo dục của nhà giáo, trên cơ sở hồ sơ, lý lịch, sổ bảo hiểm xã hội và các tài liệu có liên quan; đơn vị trực tiếp quản lý, trả lương cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm xét duyệt mức phụ cấp và lập dự toán nhu cầu thực hiện phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo của cơ sở giáo dục theo Biểu 1 quy định tại Thông tư liên tịch này gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo thẩm định và quyết định; [caption id="attachment_28028" align="aligncenter" width="450"]Phụ cấp thâm niên nhà giáo Phụ cấp thâm niên nhà giáo[/caption]

     Như vậy, khi có sai sót như trường hợp của bạn thì cơ quan quản lý của nhà trường và cụ thể là bộ phận nhân sự hoặc kế toán của trường phải có trách nhiệm giải quyết nếu thực sự có sai sót trong việc tính phụ cấp thâm niên cho bạn.

  2. Quy định của pháp luật về khiếu nại khi có sai sót trong việc xác định phụ cấp thâm niên nhà giáo.

   Trong trường hợp bạn cảm thấy việc nhà trường tính phụ cấp thâm niên không chính xác, ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Bạn hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại lên Phòng Giáo dục và đào tạo về vấn đề đó. Kèm theo đơn là những căn cứ như: hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm xã hội, các quyết định khác về phụ cấp thâm niên…

   Theo quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi vi phạm hành chính.

    Bạn có thể tham khảo liên kết :

   Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178