Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung như thế nào?
10:33 12/04/2022
Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung. Năm 2016: Ông A hiện hưởng lương ngạch chuyên viên; mã số 01.003; Bậc lương cuối cùng của ngạch: 9/9 [..]
- Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung như thế nào?
- Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung
Câu hỏi của bạn:
Luật sư cho tôi hỏi cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung như sau: Năm 2016: Ông A hiện hưởng lương ngạch chuyên viên; mã số 01.003; Bậc lương cuối cùng của ngạch: 9; Hệ số lương 4,98; từ 15% lên 16%; kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016. Năm 2017: Vẫn hưởng lương ngạch chuyên viên; mã số 01.003; bậc 9/9 vượt khung; hệ số 4,98 + 16 %; từ ngày 01 tháng 4 năm 2016; được nâng lên hưởng bậc 9/9 vượt khung; hệ số 4,98 + 17 %; kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2017 (hưởng khu vực 0,3). Theo như trình bày trên thì Ông A được hưởng bao nhiêu tiền truy lĩnh? xin tính hộ và cách tính. Xin trân trọng cảm ơn nhiều.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức viên chức lực lượng vũ trang;
- Thông tư 04/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành;
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên
Theo quy định tại Thông tư 04/20115/TT-BNV thì đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm:
- Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm) làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Công chức ở xã, phường, thị trấn.
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
- Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là người lao động).
2. Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
a) Mức phụ cấp như sau:
a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau:
- Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định;
- Trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.
Theo quy định pháp luật những người thuộc đối tượng xếp lương theo ngạch từ A0 đến A3 của bảng 2, 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, kiểm sát thì 3 năm sau khi đã xếp bậc lương cuối cùng của ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là 5% mức lương cuối cùng trong ngạch, từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Như thông tin bạn trình bày, bạn đang hưởng bậc lương cuối cùng của ngạch: 9; Hệ số lương 4,98; từ 15% lên 16%; kể từ ngày 01/4/2016. Kể từ 1/4/2017 ông A sẽ được nâng lên hưởng bậc 9/9 với hệ số 4,98 + phụ cấp thâm niên vượt khung là 17 %. Vậy năm 2017 lương ông A được hưởng là: (1.300.000 x 4,98) + 17% x (1.300.000 x 4,98) = 7.574.580 đồng/tháng
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định
- Quy định pháp luật về cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn chế độ thai sản miễn phí trực tuyến qua tổng đài
- Tư vấn trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
- Tư vấn bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và người lao động
- Tư vấn bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178