Cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội
22:23 26/11/2017
Cho hỏi cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng. Em làm doanh nghiệp tư nhân đóng bảo hiểm xã hội mức lương tối thiểu vùng [...]
- Cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội
- Cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội
Câu hỏi của bạn:Cho hỏi cách tính bảo hiểm thai khi vợ sinh mà chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội. Em làm doanh nghiệp tư nhân đóng bảo hiểm xã hội mức lương tối thiểu vùng. Vậy khi nhận phụ cấp chế độ thai sản lại tính lương cơ sở
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng
1. Cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội
Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Theo quy định pháp luật khi vợ sinh con lao động nam được nghỉ: 5 ngày làm việc khi vợ sinh thường và sinh một con; nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; nghỉ 10 ngày làm việc đối với trường hợp sinh đôi và từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; với trường hợp sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Cụ thể hiện tại mức lương cơ sở tăng lên là 1.300.000 đồng/tháng, vậy mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con cho mỗi con là 2.600.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2017.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi người vợ sinh con mà không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chồng được nghỉ từ 5 đến 14 ngày tùy từng trường hợp thời gian này công ty sẽ không trả lương cho bạn nhưng bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội trả lương, ngoài ra bạn sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con bằng 2.600.000 đồng. Trợ cấp 1 lần khi sinh con được tính dựa trên lương cơ sở chứ không phải lương đóng bảo hiểm xã hội. [caption id="attachment_62523" align="aligncenter" width="450"] Cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng[/caption]
2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản cho chồng
Khoản 4 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với nam khi vợ sinh con như sau;
"4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.”
Theo quy định pháp luật, tùy vào trường hợp vợ sinh thường hay sinh mổ, sinh non thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động nam sẽ khác nhau. Để được hưởng chế độ thai sản người lao động nam cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh (bản sao) hoặc giấy chứng sinh (bản sao) của con
- Chứng minh thư nhân dân (bản sao có công chứng) của vợ
- Giấy xác nhận sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi của cơ sở y tế.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội
- Chế độ thai sản đối với lao động nam nhận nuôi con nuôi
Để được tư vấn chi tiết về cách tính bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.