• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bị vu khống là ăn trộm lạc sẽ xử lý như nào theo pháp luật hiện hành? Vu khống là việc một người loan truyền tin không đúng sự thật nhằm xúc phạm...

  • Bị vu khống là ăn trộm lạc sẽ xử lý như nào theo pháp luật hiện hành?
  • Bị vu khống là ăn trộm lạc
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BỊ VU KHỐNG LÀ ĂN TRỘM LẠC SẼ XỬ LÝ NHƯ NÀO THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH?

Câu hỏi của bạn:

          Tôi bị vu khống là ăn trộm lạc đem đi bán khi đi nhổ và chặt lạc thuê cho một nhà. Tuy nhiên bà ấy không nhìn thấy mà chỉ nhìn vào số lạc tươi đã phơi khô rồi đổ cho tôi là ăn trộm lạc của bà ấy. Bà ấy nói tôi bán cho người hàng xóm cạnh nhà bà. Có điều bà này không nộp đơn tố cáo tôi. Vậy tôi xin được hỏi luật sư là: tôi có thể làm đơn tố cáo bà ta tội vu khống được không và cách thức viết đơn như thế nào? Tôi rất mong các vị luật sư chỉ đường giúp tôi lấy lại danh dự cho mình. Tôi trân trọng cảm ơn.

Trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Bị vu khống là ăn trộm lạc sẽ bị xử lý như nào?

1. Bị vu khống là ăn trộm lạc sẽ xử lý như nào?

     Nội dung của tội vu khống được quy định tại Điều  BLHS 1999 như sau:

          Điều 122: Tội vu khống.

"1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a)  Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

      1.1. Khách thể của tội vu khống.

     Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội vu khống theo quy định của pháp luật hình sự trực tiếp xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người.

     1.2. Mặt khách quan của tội vu khống.

Người phạm tội vu khống thực hiện một trong những hành vi khách quan sau:

  -Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

      Ví dụ: A đã bịa đặt và loan tin rằng B không chồng mà có thai vì lăng nhăng với người lớn tuổi và đã có vợ. Điều này đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của B.

  - Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

     Ví dụ: giả sử A tố cáo B về tội giết người trong khi biết rõ là B không phải là hung thủ thật sự, hoặc bị vu khống là ăn trộm lạc đến cơ quan có thẩm quyền. [caption id="attachment_52802" align="aligncenter" width="366"]Bị vu khống là ăn trộm lạc Bị vu khống là ăn trộm lạc[/caption]

     1.3.Chủ thể của tội vu khống.

     Thứ nhất, Chủ thể của tội vu khống là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

     Thứ hai, phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đối với tội vu khống theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể bị truy cứu trách nhiệm khi từ đủ 16 tuổi trở lên, còn đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ không bị truy cứu về tội vu khống. 

     1.4.Mặt chủ quan của tội vu khống.

     Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài. Do đó, các hành vi bịa đặt, loan truyền những điều sai sự thật; bịa đặt người khác phạm tội là biểu hiện của lỗi cố ý, dù người phạm tội nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn thực hiện hành vi đó.

     Mục đích nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, hoặc là để tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Nếu như việc bịa đặt, loan truyền những điều sai sự thật đó không nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác mà chỉ là câu nói đùa, nói vui với nhau thì lúc này sẽ không cấu thành tội vu khống theo quy định của pháp luật.

2.Hình phạt của tội vu khống.

  • Khung hình phạt cơ bản: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Khung hình phạt tăng nặng: phạt tù từ 1 năm đến 7 năm.
  • Người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.Tư vấn theo thông tin bị vu khống là ăn trộm lạc

     Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn bị vu khống là ăn trộm lạc của một người cùng làng đem đi bán khi đi nhổ và chặt lạc thuê, tuy nhiên bà ấy không nhìn thấy mà chỉ nhìn vào số lạc tươi đã phơi khô rồi đổ cho bạn là ăn trộm lạc của nhà bà ấy thì lúc này cần xét đến mức độ ảnh hưởng của việc vu khống đối với bạn. 

     + Nếu trường hợp bạn bị vu khống là ăn trộm lạc và việc đó không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, cuộc sống của bạn mà đó chỉ là lời nói không có căn cứ và chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thì bạn không nên viết đơn tố cáo đối với bà ấy. Trường hợp này, hai bên nên nói chuyện với nhau để đưa ra một cách giải quyết nhẹ nhàng, bạn có thể đề nghị bà ấy chấm dứt hành vi vu khống đối với bạn chứ không nên viết đơn tố cáo tội vu khống theo quy định của pháp luật.

     + Nếu việc vu khống của bà ấy là nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự... của bạn như ngày nào cũng đi nói với người khác việc bạn làm không đúng sự thật, chửi bới diễn ra liên tục, thường xuyên khiến cho mọi người quanh xa lánh, có cái nhìn không thiện cảm và luôn nghi ngờ bạn là người có tội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như tinh thần của bạn và gia đình thì bạn có thể viết đơn tố cáo tội vu khống theo quy định của pháp luật đối với bà ấy và gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp này cần có chứng cứ xác thực mới nên thực hiện.

     + Ngoài ra, bạn có nói là bà ấy không nộp tố cáo bạn nên có thể loại trừ trường hợp bạn bị vu khống là ăn trộm lạc tới cơ quan có thẩm quyền mà chỉ là bị vu khống với mọi người xung quanh. Nếu như bạn bị vu khống là ăn trộm bởi bà ấy đã tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền thì đây được coi là chứng cứ để có thể tố cáo bà ấy phạm tội vu khống theo Điều 122 BLHS 1999.

Bài viết tham khảo.

    Để được tư vấn chi tiết về Bị vu khống là ăn trộm lạc sẽ xử lý như nào theo pháp luật hiện hành? quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178