• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử phạt vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà ở được quy định tại Điều 55 Nghị định 121/2013/NĐ-CP cụ thể mức xử phạt như sau:

  • Xử phạt vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà ở
  • vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà ở
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ PHẠT VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÀ Ở

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về phạt vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà ở: mức xử phạt là bao nhiêu tiền? Ngoài phạt tiền còn bị áp dụng các biện pháp nào khác nữa không?... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;

1. Mức xử phạt vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà ở

Thứ nhất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 sau đây:

  • Quảng cáo, viết, vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định;
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc sở hữu riêng hoặc sử dụng riêng làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan và môi sống của các hộ khác và khu vực công cộng.

Thứ hai, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư được quy định tại Khoản 2 như sau:

  • Xả rác thải, nước thải, khí thảo, chất độc hại bừa bãi, gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường;
  • Sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định;
  • Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định.

     Với các hành vi nêu trên vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Thứ ba, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư được quy định tại Khoản 3:

  • Kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường;
  • Sửa chữa xe máy; kinh doanh gia súc, gia cầm; hoạt động giết mổ gia súc;
  • Tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư;
  • Phân chia, chuyển đổi mục đích sử dụng phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định;
  • Kinh doanh gas hoặc các loại các vật liệu nổ, dễ cháy.

     Đối với các hành vi nêu trên hoặc hành vi tự ý phá bỏ cây cổ thụ trong khuôn viên nhà biệt thự vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Thứ tư, xử phạt đối với một trong các hành vi vi phạm quy định sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị như sau:

  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tự ý phá dỡ hoặc cải tạo làm thay đổi quy hoạch (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao), kiểu dáng kiến trúc bên ngoài đối với biệt thự nhóm 2 theo quy định.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi tự ý phá dỡ hoặc cải tạo làm thay đổi quy hoạch (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao), kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng đối với biệt thự nhóm 1 theo quy định.

Thứ năm, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý nhà ở quy định tại Khoản 5 như sau:

  • Lấn chiếm nhà ở, lấn chiếm không gian xung quanh nhà ở hoặc chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật;
  • Không thực hiện phá dỡ nhà ở theo quy định hoặc không chấp hành quyết định về phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;
  • Sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà cơi nới, sửa chữa, cải tạo nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà ở

     Ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền, người thực hiện các hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 6 như sau:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
  • Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP.

Bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về phạt vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà ở:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về phạt vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà ở. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về phạt vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178