Xử phạt lấn chiếm đất đai theo quy định pháp luật 2020
14:36 11/12/2019
Như vậy, các cá nhân, tổ chức có hành vi lấn chiếm đất sẽ bị phạt tiền từ tối thiểu 2.000.000đ đến dưới 500.000.000đ đối với cá nhân....
- Xử phạt lấn chiếm đất đai theo quy định pháp luật 2020
- Xử phạt lấn chiếm đất đai
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Xử phạt lấn chiếm đất đai
Câu hỏi của bạn về Xử phạt lấn chiếm đất đai
Chào Luật sư, Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về các hình thức Xử phạt lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành được không ạ? Tôi xin cảm ơn!Câu trả lời của Luật sư về Xử phạt lấn chiếm đất đai
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Xử phạt lấn chiếm đất đai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Xử phạt lấn chiếm đất đai như sau:1. Căn cứ pháp lý về Xử phạt lấn chiếm đất đai
2. Nội dung tư vấn về Xử phạt lấn chiếm đất đai
Lấn, chiếm đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn của mình về các hình thức Xử phạt lấn chiếm đất đai đối với các chủ thể có hành vi lấn chiếm đất đai.2.1. Quy định pháp luật về lấn đất, chiếm đất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định vể Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
Điều 3: Giải thích từ ngữ
1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy: Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép. Chiếm đất là hành vi tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép hoặc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng.
2.2. Các mức Xử phạt lấn chiếm đất đai
Các mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi lấn, chiếm đất đai được quy định cụ thể và rõ ràng tại Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP Quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Chi tiết tham khảo xem tại đây! Kết luận: Như vậy, các cá nhân, tổ chức có hành vi lấn chiếm đất sẽ bị phạt tiền từ tối thiểu 2.000.000đ đến dưới 500.000.000đ đối với cá nhân và không quá 1.000.000.000đ đối với tổ chức. Ngoài ra còn bắt buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: biện pháp khắc phục hậu quả có thể là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, buộc nộp lại số lợi bất chính thu được, buộc thực hiện đăng ký đất đai, buộc tiếp tục thực hiện thủ tục giao đất cho thuê đất.. Tùy thuộc vào từng trường hợp vi phạm mà các biện pháp khắc phục hậu quả cũng có sự khác biệt. Bài viết tham khảo:- Xử phạt hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở từ 2020
- Xử phạt khi mua bán đất không sổ đỏ theo quy định từ 2020
Chuyên viên: Ngọc Hải