• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động: Căn cứ theo khoản 2 điều 16 Nghị định 95/2013 quy định về hình thức xử lý.....

  • Xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động
  • doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ VI PHẠM DOANH NGHIỆP KHÔNG KHAI BÁO ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

     Pháp luật quy định như thế nào về xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động, hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

  1. Hình thức xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động.

   Căn cứ theo khoản 2 điều 16 Nghị định 95/2013 quy định về hình thức xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định;

b) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Không bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nhà xưởng theo quy định;

d) Vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới;

đ) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;

e) Không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;

g) Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động; h) Không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

i) Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định;

k) Không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng;

l) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

m) Không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

   Vậy doanh nghiệp khi không khai báo điều tra tai nạn lao động sự cố nghiêm trọng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính cụ thể phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. [caption id="attachment_35233" align="aligncenter" width="243"]doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động Doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động[/caption]

  2. Thẩm quyền xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động.

   Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 điều 36 Nghị định 95/2013 quy định:

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

   Và căn cứ theo khoản 2, khoản 5 điều 37 Nghị định 95/2013 quy định:

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

   Vậy thẩm quyền có thể xử lý bao gồm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 
  • Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 
  • Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lao động

   Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm quy định thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt theo đúng quy định pháp luật.

   Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết :

     Liên hệ Luật sư tư vấn về xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động :

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về xử lý vi phạm doanh nghiệp không khai báo điều tra tai nạn lao động tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178