• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động: Căn cứ theo khoản 13 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP....

  • Xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
  • doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ VI PHẠM DOANH NGHIỆP KHÔNG TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Kiến thức của bạn:

   Khám sức khỏe định kì là quyền của người lao động được pháp luật quy định. Vậy nếu doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

  1. Hình thức xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

  Căn cứ theo khoản 13 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

"3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp;

c) Không có giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;

d) Sử dụng người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mà không có chứng chỉ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định;

đ) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động;

e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định;

g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định;

h) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa;

i) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc."

  Vậy doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

2. Thẩm quyền xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

  Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 điều 36 Nghị định 95/2013 quy định:

"2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này."

   Và căn cứ theo khoản 2, khoản 5 điều 37 Nghị định 95/2013 quy định:

"2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này."

  Vậy thẩm quyền có thể xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bao gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 
  • Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 
  • Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lao động

   Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm quy định thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt theo đúng quy định pháp luật.

    Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế để đi khám tổng quát được không?

Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm sức khỏe con người. Tải mẫu hợp đồng lao động 2020

  Liên hệ Luật sư tư vấn về: xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động

+ Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết. + Tư vấn qua Zalo: Tư vấn xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033 + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi xử lý vi phạm doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178