Xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH
11:54 25/06/2019
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH được giao cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và gửi đến Ban Tổ chức [.]
- Xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH
- Xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH
Câu hỏi của bạn về quy định về xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về việc xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH được quy định như thế nào?
Câu trả lời của luật sư về quy định về xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH như sau:
1. Cơ sở pháp lý về quy định về xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH
2. Nội dung tư vấn về quy định về xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH được giao cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và gửi đến Ban Tổ chức cán bộ trước ngày 15/09 hàng năm.
2.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH
Điều 21 Quyết định 133/QĐ-BHXH về quy chế đào tạo bồi dưỡng, công chức, viên chức ngành BHXH quy định về việc xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH như sau:
Thứ nhất: BHXH các tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm tiếp theo của đơn vị gửi Ban Tổ chức cán bộ trước ngày 15/9 hàng năm.
Thứ hai: Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị và xây dựng kế hoạch tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên ngành năm tiếp theo theo lĩnh vực đơn vị phụ trách gửi Ban Tổ chức cán bộ trước ngày 15/9 hàng năm để tổng hợp, thẩm định trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
Thứ ba: Số người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng có thời gian từ 01 năm trở lên trong cùng một thời điểm không được vượt 8% tổng số công chức, viên chức làm chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị (tính theo đơn vị BHXH cấp tỉnh, cấp Ban và tương đương).
Thứ tư: Ban Tổ chức cán bộ chủ trì hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch; Ban Chi chủ trì hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng. [caption id="attachment_150875" align="aligncenter" width="450"] Xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH[/caption]
2.2 Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo ngành BHXH
Điều 17 Quyết định 133/QĐ-BHXH về quy chế đào tạo bồi dưỡng, công chức, viên chức ngành BHXH quy định về tổ chức biên soạn chương trình đào tạo ngành BHXH như sau:
Thứ nhất: BHXH Việt Nam quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành; quản lý và thẩm định tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương theo chương trình do Bộ Nội vụ ban hành.
Thứ hai: Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH chủ trì tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng như sau:
- Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương;
- Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương theo chương trình do Bộ Nội vụ ban hành;
- Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ BHXH Việt Nam biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành theo hướng dẫn của các bộ quản lý chuyên ngành.
Thứ ba: Trong thời gian chưa biên soạn các tài liệu được phân cấp thì sử dụng tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý do Bộ Nội vụ ban hành.
Thứ tư: Trường hợp chưa đủ điều kiện tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể ký hợp đồng với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hoặc với cơ sở đào tạo uy tín để triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Như vậy, hàng năm bảo hiểm xã hội các tỉnh sẽ tự xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gửi lên cho Ban tổ chức cán bộ. Ban Tổ chức cán bộ chủ trì hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch; Ban Chi chủ trì hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
Bài viết tham khảo:
- Điều kiện chung khi cử công chức đi bồi dưỡng ngành BHXH là gì
- Nội dung bồi dưỡng công chức bảo hiểm xã hội
Để được tư vấn chi tiết về xây dựng kế hoạch đào tạo công chức ngành BHXH, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Nhung