Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật được trả lương không
Câu hỏi của bạn về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật được trả lương không:
Tôi ký hợp đồng lao động với công ty A có thời hạn là 2 năm. Tôi mới làm được hơn 1 năm giờ tôi muốn nghỉ việc tại công ty mà không viết đơn. Tôi muốn hỏi nếu tôi tự ý chấm dứt HĐLĐ với công ty thì tôi có được trả lương không.
Câu trả lời của Luật sư về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật được trả lương không
1. Căn cứ pháp lý về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật được trả lương không
2. Nội dung tư vấn về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật được trả lương không
Theo như thông tin bạn cung cấp chúng tôi hiểu rằng bạn ký hợp đồng có xác định thời hạn với công ty A. Bạn mới làm được hơn 1 năm nay bạn muốn nghỉ việc tại công ty mà không viết đơn. Bạn muốn biết nếu bạn tự ý chấm dứt HĐLĐ với công ty thì có được trả lương không. Với câu hỏi này chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1 Quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ
Căn cứ điểm b, Khoản 2 Khoản 3 Điều 37 BLLĐ năm 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ như sau:
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Điều 41 Bộ Luật lao động 2012 có quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này
=> Theo quy định trên khi NLĐ muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì phải thuộc các trường hợp như: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm như đã giao kết trong hợp đồng,..Ngoài ra phải đáp ứng về thời hạn báo trước từ 30, 45 ngày. Còn nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với quy định trên được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Do đó với trường hợp của bạn bạn ký hợp đồng xác định thời hạn với công ty, chưa hết hạn hợp đồng bạn tự ý chấm dứt HĐLĐ với công ty và bạn không viết đơn cũng như chưa được sự đồng ý của công ty nên trường hợp này được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
[caption id="attachment_157525" align="aligncenter" width="576"]
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật được trả lương không[/caption]
2.2 Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật được trả lương không
Kể từ thời điểm người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì quan hệ lao động giữa người lao động và công ty sẽ chấm dứt. Khi đó đơn vị người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương đúng thời hạn cho người lao động theo thỏa thuận cam kết trong hợp đồng lao động đã ký kết kể cả khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì công ty vẫn phải có trách nhiệm trả đầy đủ tiền lương, chế độ khác cho người lao động. Vấn đề này được quy định tại Điều 96 BLLĐ năm 2012 như sau:
Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Ngoài ra theo Điều 47 quy định về trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ như sau:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
=> Theo quy định trên thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày bạn chấm dứt hợp đồng lao động, không phân biệt bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay không thì người sử dụng lao động (ở đây là công ty) vẫn phải có trách nhiệm thanh toán các khoản đầy đủ liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Trong đó, các khoản liên quan đến quyền lợi của các bên như tiền lương, bàn giao công việc, thanh toán, bồi thường, bảo hiểm xã hội. Theo đó thì dù bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì công ty vẫn phải chi trả đầy đủ tiền lương cho bạn.
Tuy nhiên vì bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật nên theo Điều 43 BLLĐ năm 2012 thì bạn sẽ không được trợ cấp thôi việc nếu đủ điều kiện cũng như phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Tóm lại khi bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công ty mà không viết đơn cũng như không đươc sự đồng ý của công ty thì bạn vẫn được công ty thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan đúng hạn cho bạn. Nếu công ty giữ lương không trả, bạn có quyền khiếu nại đến Giám đốc công ty, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Phòng lao động – thương binh và xã hội cấp quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở để giải quyết.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật được trả lương không, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Lê Hoan