Tư vấn công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào
16:28 08/03/2019
Công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào: công ty bị xử phạt theo Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính...
- Tư vấn công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào
- Công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào
Câu hỏi của bạn về công ty phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào
Chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau cụ thể: Hiện nay tôi đang làm việc cho một công ty tại thành phố A theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Lúc đầu khi mới vào làm việc thì tôi được công ty thỏa thuận hợp đồng với thời gian làm việc là ngày làm 8h, thỉnh thoảng tùy theo khối lượng công việc mà có thể phải tăng ca. Tuy nhiên, sau khi làm việc được hai tháng, công ty bắt đầu bắt nhân viên chúng tôi làm việc quá thời gian quy định. Có ngày chúng tôi phải làm 10h, có ngày phải làm hơn 12h mà không có bất kỳ thông báo gì về việc tăng ca, làm thêm giờ. Thời giờ làm việc không đúng quy củ, khi nào làm xong việc hôm đó mới được nghỉ. Có tuần chúng tôi phải làm việc liên tục, không được nghỉ một ngày nào. Tôi muốn hỏi Luật sư trong trường hợp, công ty vi phạm quy định của pháp luật về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và ngày nghỉ lễ thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong nhận được phản hồi sớm của Luật sư Tôi xin cảm ơn.Câu trả lời của Luật sư về công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào như sau:1. Căn cứ pháp lý về công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào
- Bộ luật lao động năm 2012
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
2. Nội dung tư vấn về công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào
Theo như thông tin bạn trình bày chúng tôi hiểu rằng bạn muốn biết pháp luật quy định về thời gian làm việc như thế nào. Khi công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào? Với trường hợp này chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:2.1 Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc bình thường
Theo quy định tại Điều 104 BLLĐ 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần …
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.
=> Theo quy định trên thì người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần. Nhưng công ty bạn lại không quy định cụ thể thời gian làm việc là theo giờ (trong ngày) hay là làm việc theo tuần nên chúng tôi sẽ đưa ra các trường hợp:
- Nếu công ty quy định thời giờ làm việc theo giờ thì không được quá 8h/ngày;
- Nếu công ty quy định thời giờ làm việc theo tuần thì thời gian làm việc bình thường cũng không được quá 10h/ngày.
- Nếu là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành thì thời gian làm việc không được quá 06h/ngày.
2.2 Công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào
Theo Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 88/2015/NĐ-CP về Vi phạm quy định về thời giờ làm việc như sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động.
=> Theo quy định trên có thể thấy hành vi của công ty bạn đã vi phạm quy định về thời gian làm việc nên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. Cụ thể đối với trường hợp của công ty bạn vì đã thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động, huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động nên sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Tóm lại việc công ty bạn thường xuyên bắt nhân viên làm việc quá thời gian, có ngày phải làm 10h, có ngày phải làm đến 12h mới được nghỉ mà không có bất kỳ thông báo gì về việc tăng ca, làm thêm giờ là công ty đã vi phạm quy định về thời gian làm việc. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có quyền yêu cầu công ty giải quyết hoặc nhờ sự giúp đỡ từ phía Công đoàn cơ sở tại đơn vị. Nếu hai bên không thỏa thuận giải quyết được vấn đề bạn có quyền gửi đơn khiếu nại tới Phòng lao động thương binh xã hội hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở công ty để yêu cầu giải quyết.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật
- Thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc đặc biệt
Để được tư vấn chi tiết về công ty vi phạm quy định thời gian làm việc bị xử lý thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Lê Hoan