• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Từ nội dung tin nhắn xác định tội phạm trong Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự 1999 được Quốc hội thông qua vào ngày 21 tháng 12 năm 1999, bao gồm...

  • Từ nội dung tin nhắn xác định tội phạm trong Bộ luật hình sự.
  • Từ nội dung tin nhắn xác định tội phạm
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỪ NỘI DUNG TIN NHẮN XÁC ĐỊNH TỘI PHẠM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Cty luật toàn quốc
    Cho mình hỏi. Có Người hàng ngày nhắn tin gọi điện cho vợ mình mà mình đã cảnh báo và không cho phép nhưng người ta vẫn tiếp tục nhắn tin gọi điện. Liệu mình có kiện được người ấy ra tòa không? Nếu kiện được thì kiện vì tội gì?

Câu trả lời của luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.

Căn cứ pháp lý: 

Nội dung tư vấn: Từ nội dung tin nhắn để xác định tội phạm trong Bộ luật hình sự.

     Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp và yêu cầu tư vấn chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc cụ thể trong trường hợp của bạn như sau:

   1.Cấu thành tội phạm.

   1.1. Chủ thể của tội phạm.

     Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

  • Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 BLHS 1999 và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 BLHS).
  • Theo Điều 12 BLHS 1999 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

   1.2. Mặt chủ quan của tội phạm.

     Mặt khách quan của tội phạm là những hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích.

  • Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
  • Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.
  • Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội của mình.

  1.3. Khách thể của tội phạm.

     Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

   1.4. Mặt khách quan của tội phạm.

     Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách quan, bằng những hành vi cụ thể có thể là hành động hoặc không hành động. [caption id="attachment_54861" align="aligncenter" width="385"]Từ nội dung tin nhắn xác định tội phạm Từ nội dung tin nhắn xác định tội phạm[/caption]

   2.Tư vấn trường hợp của bạn cung cấp là từ nội dung tin nhắn xác định tội phạm trong Bộ luật hình sự.

   2.1. Xác định tội phạm theo cấu thành tội phạm.

     Theo những gì mà bạn cung cấp ở trên là có một người nhắn tin gọi điện hàng ngày cho vợ của bạn, nên bạn đã cảnh cáo là không cho họ nhắn tin gọi điện với vợ của bạn nữa nhưng người đó vẫn tiếp tục nhắn tin, gọi điện. Trước hết, để có thể xác định một người có phạm tội hay không cần xác định các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo như phân tích ở trên.

     Thứ nhất, về chủ thể thì cần phải đáp ứng đồng thời về độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự 1999. Giả sử những tin nhắn và các cuộc gọi đó chỉ là do người chưa đủ 14 tuổi thực hiện thì lúc này chủ thể thực hiện tội phạm là không đáp ứng được về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Lúc này, từ nội dung tin nhắn xác định tội phạm cụ thể rồi thì cũng không thể truy tố trách nhiệm hình sự đối với họ.

     Thứ hai, về khách thể thì phải xác định được nội dung của các cuộc gọi và tin nhắn đó đến cho vợ bạn với nội dung như thế nào? Nhằm mục đích là gây chia rẽ tình cảm của hai vợ chồng bạn thì khách thể có thể là xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình; mục đích là đe dọa sẽ giết vợ của bạn thì khách thể hướng tới có thể là xâm phạm tới tính mạng sức khỏe của con người; mục đích là để đe dọa vợ bạn phải đưa tiền cho người đó thì khách thể lại là xâm phạm sở hữu... Như vậy, tùy thuộc vào nội dung tin nhắn mà khách thể tội phạm xâm hại đến cũng khác nhau.

     Thứ ba, cần xác định lỗi, mục đích và động cơ của người kia muốn hướng đến là gì, họ làm vậy là cố ý hay chỉ là vô tình nhắn tin nhầm; nhắn tin gọi điện trêu đùa... Tất cả điều này cần được xác định rõ ràng và chính xác thì mới có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì.

    2.2. Từ nội dung tin nhắn xác định tội phạm.   

     Vì bạn không nói rõ nội dung của tin nhắn, cuộc gọi đó là như thế nào nên chúng tôi tư vấn cho trường hợp này của bạn như sau: Giả sử người nhắn tin, gọi điện đến cho vợ của bạn đáp ứng các điều kiện về độ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, có đầy đủ căn cứ xác định các dấu hiệu tội phạm nêu trên thì bạn phải xác định những nội dung tin nhắn, các cuộc gọi giữa người đó với vợ của bạn là như thế nào? Với mục đích gì? thì mới có thể khởi kiện người đó theo thủ tục tố tụng hình sự.

     TH1: Nếu các tin nhắn và cuộc gọi đến cho vợ của bạn có nội dung ép vợ của bạn phải đưa một khoản tiền hay một tài sản khác nếu không sẽ nói ra những việc mà vợ bạn không muốn ai biết ví dụ như ngoại tình hay một việc làm mà cho rằng đó là việc "khuất tất", "mờ ám" thì có thể truy tố họ về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 BLHS 1999.

    TH2: Nội dung tin nhắn nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của vợ bạn, loan truyền những điều mà không đúng sự thật... thì có thể truy tố người đó về tội vu khống theo Điều 122 BLHS 1999.

     TH3: Nội dung tin nhắn là những lời đe dọa giết vợ của bạn, có những căn cứ để tin chắc rằng người đó sẽ thực hiện hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của vợ bạn thì có thể phạm tội đeo dọa giết người theo Điều 103 BLHS. Như vậy, với nội dung tin nhắn khác nhau thì sẽ xác định tội danh khác nhau hoặc cũng có thể là không cấu thành tội phạm.

     Việc xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không thì phải đáp ứng đủ 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm như chúng tôi đã nêu ở phía trên. Nếu việc nhắn tin, gọi điện đó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đời sống... của vợ bạn mà chỉ là những cuộc gọi, tin nhắn bình thường như tâm sự, hỏi thăm... thì không thể là căn cứ để khởi kiện họ. Hơn nữa, việc xác định có dấu hiệu phạm tội hay không thì cần phải có điều tra, xác minh chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền nên vấn đề mà bạn hỏi sẽ cần phải xác minh, xem xét thêm thì mới có thể khẳng định được.

Một số bài viết tham khảo:

    Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về vấn đề Từ nội dung tin nhắn để xác định tội phạm trong Bộ luật hình sự. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178