• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ quyết định hình phạt..căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi..căn cứ vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ...

  • Căn cứ quyết định hình phạt
  • Căn cứ quyết định hình phạt
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Kiến thức cho bạn:

     Căn cứ quyết định hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành.

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Nội dung tư vấn:      Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.[/symple_box]

     Căn cứ quyết định hình phạt của tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

     Điều 45, bộ luật hình sự quy định các căn cứ quyết định hình phạt như sau:

     “Điều 45. Căn cứ quyết định hình phạt: Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.”

     Cụ thể, phân tích các căn cứ trên gồm:

     Thứ nhất, căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự:

     Các căn cứ theo quy định của bộ luật hình sự gồm có 2 phần:

  • Các căn cứ trong phần chung của Bộ luật hình sự gồm có: các nguyên tắc xử lý (điều 3); các quy định liên quan đến hình phạt (điều 26 đến điều 40); các quy định về các biện pháp tư pháp (điều 41 đến điều 44); các quy định về căn cứ quyết định hình phạt (điều 45), các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (điều 46, 47), các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điều 48); về tái phạm, tái phạm nguy hiểm (điều 49); các quy định về án treo (điều 60)

     Các quy định trong phần các tội phạm của bộ luật hình sự về khung hình phạt chính và về hình phạt bổ sung cho từng loại tội.

     => Khi xem xét quyết định hình phạt tòa án dựa vào các quy định về khung chế tài (gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung) cho từng loại tội phạm, cho phép tòa xác định khung hình phạt cho từng tội.

  • Sau đó, dựa vào các quy định của phần chung nêu trên, cho phép tòa án quyết định loại và mức hình phạt cụ thể trong khung quy định hoặc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật. Trong nhiều trường hợp, tòa án còn phải áp dụng các hình phạt bổ sung hoặc án treo hoặc biện pháp tư pháp đối với người phạm tội.
[caption id="attachment_31094" align="aligncenter" width="271"]Căn cứ quyết định hình phạt Căn cứ quyết định hình phạt[/caption]

     Thứ hai, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

     Cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt sẽ đảm bảo được tính thống nhất và sự công bằng trong quyết định hình phạt của mỗi loại tội khác nhau. Mức độ nguy hiểm được xác định dựa trên các yếu tố như:

  • Tính chất của hành vi phạm tội: thủ đoạn, công cụ, phương tiện, hình thức thực hiện..
  • Tính chất và mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra.
  • Mức độ lỗi: tính chất của động cơ, quyết tâm phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội..
  • Hoàn cảnh phạm tội.
  • Những tình tiết về nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội..

     Thứ ba, căn cứ nhân thân người phạm tội

     Nguyên tắc này được đưa ra để khi quyết định hình phạt có thể đảm bảo hình phạt đã tuyên đạt được mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội. Bao gồm các đặc điểm sau:

  • Những đặc điểm về nhân thân ảnh hưởng đến hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự, tái phạm thường hay tái phạm nguy hiểm, là người thành niên hay chưa thành niên phạm tội,..
  • Khả năng giáo dục, cải tạo họ như thế nào: Có thái độ tự thú, hợp tác với cơ quan tố tụng không, có hối cải, lập công chuộc tội hay có thái độ ngoan cố..
  • Có hoàn cảnh đặc biệt không: có bệnh hiểm nghèo, già yếu, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ, có hoàn cảnh bản thân hoặc gia đình đặc biệt khó khăn,..

     Thứ tư, căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự

     Chỉ những người phạm tội mà có hành vi được quy định trong bộ luật hình sự tại điều 46, 47 thì mới được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Nếu có hành vi thuộc một trong số các quy định tại điều 48 thì sẽ là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Kết luận: Tổng hợp các căn cứ trên Tòa án sẽ xét xử và quyết định bản án cuối cùng đối với bị cáo về tội của họ.

     Một số bài viết cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:

     Thẩm quyền khởi tố vụ án Hình sự của Cơ quan điều tra

     Khởi tố vụ án hình sự

     Khởi tố bị can theo pháp luật tố tụng hình sự

     Căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật

     Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về căn cứ quyết định hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178