Tự nguyện đi làm khi đang hưởng chế độ thai sản có được chế độ khác không?
17:04 29/03/2018
Tự nguyện đi làm khi đang hưởng chế độ thai sản có được chế độ khác không? 1. Mức hưởng chế độ thai sản khi phá thai bệnh lý. Theo quy định của Luật bảo hiể
- Tự nguyện đi làm khi đang hưởng chế độ thai sản có được chế độ khác không?
- Đi làm khi đang hưởng chế độ thai sản
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Đi làm khi đang hưởng chế độ thai sản
Câu hỏi của bạn:
Xin hỏi Tôi làm việc tại trường Mầm non được 3 năm và đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đầy đủ. Gần đây tôi mang thai nhưng không may thai bị dị tật bẩm sinh, bác sỹ cho biết thai không phát triển nên không thể giữ lại được. Vì vậy tôi đã phẫu thuật bỏ thai. Nhưng tôi thấy nghỉ ở nhà lại buồn hơn nên tôi viết đơn tự nguyện đi làm chứ không nghỉ theo chế độ. Vậy tôi có được hưởng chế độ gì khác không?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về tự nguyện đi làm khi đang hưởng chế độ thai sản
1. Mức hưởng chế độ thai sản khi phá thai bệnh lý
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp lao động nữ phá thai bệnh lý sẽ được hưởng những chế độ sau đây:
Thứ nhất: Thời gian hưởng chế độ phá thai bệnh lý
Khi phá thai bệnh lý lao động nữ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, thời gian nghỉ tối đa được tính như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ phá thai bệnh lý tính cả ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thứ hai: Mức hưởng chế độ phá thai bệnh lý
Lao động nữ khi nghỉ hưởng chế độ phá thai bệnh lý sẽ được hưởng mức hưởng hàng tháng là 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp nghỉ có lẻ ngày thì mức hưởng một ngày sẽ được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia 30 ngày.
Thứ ba: Lao động nữ sau khi phá thai bệnh lý có thể được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày trong 30 ngày làm việc đầu tiên làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục được. Thời gian nghỉ sẽ do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi phá thai bệnh lý một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. [caption id="attachment_81715" align="aligncenter" width="360"] Đi làm khi đang hưởng chế độ thai sản[/caption]
2. Chế độ được hưởng khi tự nguyện đi làm trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
Bạn được nghỉ để hưởng chế độ thai sản phá thai bệnh lý, nhưng do cảm thấy buồn bạn viết đơn tự nguyện đi làm dù chưa hết thời gian nghỉ theo quy định. Theo pháp luật về bảo hiểm xã hội thì trong thời gian bạn tự nguyện đi làm, bạn sẽ không được hưởng các chế độ gì khác ngoài chế độ đang được hưởng và được người sử dụng lao động trả lương trong những ngày tự nguyện đi làm.
Việc đi làm trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là sự lựa chọn của người lao động khi họ nhận thấy mình có đủ điều kiện về sức khỏe và có nhu cầu mà pháp luật không bắt buộc. Tuy nhiên, khi bạn đi làm trước thời hạn nghỉ hưởng chế độ thai sản, bạn sẽ không được hưởng thêm bất kỳ chế độ nào khác ngoài chế độ mình đang được hưởng là chế độ phá thai bệnh lý và lương trong những ngày tự nguyện đi làm do người sử dụng lao động trả.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Hồ sơ nhận bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật
- Cách tính bảo hiểm thai sản theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn vấn chi tiết về đi làm khi đang hưởng chế độ thai sản, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.