Trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động được quy định như thế nào?
11:06 24/08/2017
Trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động. Trước tôi có làm việc ở 1 vị trí có tiếp xúc với tiếng ồn cao và liên tục. Sau khi đo thính lực thì [...]
- Trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động được quy định như thế nào?
- Trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRỢ CẤP CHO NGƯỜI BỊ SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG
Kiến thức của bạn:
Chào luật sư! Tôi có câu hỏi về trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động muốn nhờ luật sư tư vấn: Trước tôi có làm việc ở 1 vị trí có tiếp xúc với tiếng ồn cao và liên tục. Sau khi đo thính lực thì tôi được xác định có suy giảm thính lực. Nhưng khi đối chiếu mức của tôi về % suy giảm khả năng lao động thì lại không quá 5%. Sau đó, tôi được điều chuyển vị trí đến nơi ít tiếp xúc tiếng ồn cao. Và hàng năm, tôi vẫn đo thính lực và được xác định vẫn có suy giảm thính lực. Vậy tôi xin hỏi những bồi dưỡng, phụ cấp cho tôi là gì? Trong khi đó những người làm việc ở vị trí trước kia của tôi vẫn được phụ cấp nặng nhọc hàng tháng (tiếp xúc 1 yếu tố độc hại: tiếng ồn cao)
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động 2016;
- Luật an toàn vệ sinh lao động 2015;
- Thông tư 36/2012/TT-BLDTBXH bổ sung danh mục nghành nghề nặng nhọc độc hại;
- Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại;
- Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương.
Nội dung tư vấn về trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động
1. Điều kiện hưởng trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động
Khoản 1 Điều 46 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:
"1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này."
Theo quy định pháp luật điều kiện được hưởng trợ cấp cho người bị điếc do tiếng ồn tại nơi làm việc, người lao động phải có đủ các điều kiện sau:
- Bị bệnh nghề nghiệp danh mục bệnh nghề nghiệp được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp
Như thông tin bạn trình bày, bạn làm việc ở 1 vị trí có tiếp xúc với tiếng ồn cao và liên tục và theo quy định tại thông tư 15/2016/TT-BYT quy định bị điếc do tiếng ồn mà suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên được coi là bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, sau khi đo thính lực thì xác định có suy giảm thính lực và đối chiếu mức suy giảm khả năng lao động thì lại không quá 5% do vậy bạn sẽ không được bảo hiểm chi trả trợ cấp một lần cho người bị bệnh nghề nghiệp. [caption id="attachment_48375" align="aligncenter" width="450"] Trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động[/caption]
2. Trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động
2.1 Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người bị suy giảm khả năng lao động
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại quy định:
"1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
- Mức 1: 10.000 đồng;
- Mức 2: 15.000 đồng;
- Mức 3: 20.000 đồng;
- Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này."
Theo quy định pháp luật, người lao động làm việc trong môi trường công việc có tính chất nặng nhọc độc hại được quy định tại thông tư 36/2012/TT-BLDTBXH bổ sung danh mục ngành nghề nặng nhọc độc hại sẽ được bồi dưỡng bằng hiện vật. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động được tính theo ngày phụ thuộc vào điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường nơi người lao động làm việc.
Như thông tin bạn trình bày, bạn làm việc trong môi trường có tiếp xúc với tiếng ồn cao. Do vậy, bạn sẽ được công ty trả thêm phụ cấp hàng ngày. Phụ cấp này được tính dựa vào điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường nơi bạn đang làm việc.
2.2 Về tiền lương của người làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại
Điểm c Khoản 3 Điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương:
"c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.".
Theo thông tin bạn trình bày, mức lương của bạn sẽ cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
2.3 Về ngày nghỉ hàng năm cho người làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại
Điểm c Khoản 1 Điều 111 Bộ luật lao động 2012 quy định:
"c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành."
Theo quy định pháp luật người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 16 ngày làm việc. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Như vậy, bạn làm việc trong môi trường đặc biệt có tiếp súc với tiếng ồn cao nên ngày nghỉ hàng năm của bạn là 16 ngày vẫn hưởng lương.
Trên đây là những trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động không quá 5%. Do bạn làm việc trong môi trường có tiếp xúc với tiếng ồn cao nên bạn sẽ được công ty trả phụ cấp bằng hiện vật, mức lương sẽ được chi trả cao hơn ít nhất là 7% ngoài ra bạn còn được nghỉ hàng năm là 16 ngày. Bạn sẽ liên hệ trực tiếp với quản lý để yêu cầu được hưởng những chế độ nêu trên. Nếu công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng cho bạn thì bạn có thể viết đơn khiếu nại đến công đoàn cơ sở tại công ty trường hợp không có công đoàn cơ sở thì bạn gửi trực tiếp đến công đoàn cấp trên.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Điều kiện để được hưởng bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật
- Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Tải mẫu về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp một lần
Để được tư vấn vấn chi tiết về Trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động được quy định như thế nào?, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.