• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ Luật Toàn Quốc, Gia đình tôi có tranh chấp đất với nhà ông B. Gia đình tôi đã xây công trình ở biên giới đất,...

  • Tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ Luật Toàn Quốc
  • Tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP ĐẤT KHI MỘT BÊN CHƯA CÓ SỔ ĐỎ

 Câu hỏi của bạn về  tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ 

     Gia đình tôi có tranh chấp đất với nhà ông B. Gia đình tôi đã xây công trình ở biên giới đất của tôi với ông B đã nhiều năm. Hôm trước gia đình ông B thuê người tìm lại điểm gấp khúc trên đường ranh giới thì điểm đó lại vào công trình của gia đình tôi tầm 2 mét. Bây giờ ông B nói gia đình tôi xây công trình lấn sang đất nhà ông B và đòi lại. Nhưng tôi đã xây công trình từ những năm 2007 trước khi nhà ông B có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2009. Đối với bếp nhà tôi thì đã xây hàng gạch chống đất sạt lở từ những năm 91 còn công trình chuồng trại đã xây năm 2007. Sau đó được mở rộng thêm 2m năm 2013. Nhưng phần mở rộng vẫn còn di tích là gốc cây nhãn của gia đình tôi trồng từ rất lâu và hiện giờ đào lên vẫn còn gốc.

     Vậy tôi xin hỏi nếu gia đình ông B kiện gia đình tôi và khi đo lại thì những điểm gấp khúc là đúng thì gia đình tôi có thể thắng được không?

Câu trả lời của Luật sư tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ 

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn về  tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Với câu hỏi về tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lí về  tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ 

2. Nội dung tư vấn về tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ:

2.1. Giải quyết tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ

    Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ là:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Diện tích đất thực tế mà các bên tranh chấp đang sử dụng và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

     Căn cứ quy định trên của pháp luật, khi xảy ra tranh chấp đất đai nhưng các bên chưa có sổ đỏ thì sẽ dựa vào các căn cứ trên để xem xét giải quyết. 

     Theo đó trong trường hợp của bạn, gia đình bạn chưa có sổ đỏ còn gia đình nhà ông B đã có sổ đỏ vì vậy cần có những căn cứ trên để giải quyết tranh chấp [caption id="attachment_123443" align="aligncenter" width="450"]Tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ Tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ[/caption]

2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất khi một bên chưa có sổ đỏ:

   Tại Điều 202 Luật đất đai 2013 có quy định:

     “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

      2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

     Như vậy, khi có tranh chấp xảy ra, Nhà nước khuyến khích các bên nên tự hòa giải hoặc cùng nhau đưa ra phương hướng giải quyết. Trong trường hợp 2 bên không tự hòa giải được thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo trình tự như sau:

Hòa giải tại UBND cấp xã, đây là thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp về đất đai, cụ thể:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình phải phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương.
  • Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 203 Luật đất đai 2013

    Trong trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một số các giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

Về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân: 

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

     Trong trường hợp của bạn, gia đình bạn chưa có sổ đỏ hay nói cách khác là chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bạn có thể gửi đơn nên một trong hai nơi là UBND cấp quận/ huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về tranh chấp đất đai khi một bên không có sổ đỏ, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn đất đai 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178