• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tranh chấp đất đai khi xây dựng được giải quyết như thế nào ... Tranh chấp đất giáp ranh giữa hai hộ liền kề khi xây nhà được giải quyết như thế nào?

  • Tranh chấp đất đai khi xây dựng được giải quyết như thế nào?
  • Tranh chấp đất đai khi xây dựng
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHI XÂY DỰNG

Câu hỏi của bạn:

     Thưa luật sư tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: hiện tại gia đình nhà hàng xóm tranh chấp đất đai với gia đình tôi, cả hai gia đình đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình bên kia thừa đất nhưng vẫn bảo gia đình tôi lấn chiếm khi chúng tôi xây dựng phía giáp ranh, phải can thiệp thế nào? Cấp thị trấn không giải quyết được. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về vấn đề tranh chấp đất đai khi xây dựng:

1. Tranh chấp đất đai là gì?

     Khoản 24, Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong đó:

  • Người sử dụng đất có thể là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, cơ quan Nhà nước, tổ chức…
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai hoặc nhiều bên là sự không có sự đồng nhất quan điểm về quyền sử dụng đất, không thể tự thỏa thuận được mà cần phải có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Tranh chấp đất đai khi xây dựng

2. Giải quyết tranh chấp đất đai khi xây dựng

       Giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở. Khi các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu hòa giải (Điều 202 Luật Đất đai 2013). Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết theo Điều 203 Luật Đất đai 2013.

     Theo như thông tin bạn cung cấp, thửa đất của bạn và thửa đất liền kề đều đã có GCNQSDĐ, do vậy hai bên cần tiến hành đo đạc để xác định diện tích, kích thước và ranh giới giữa hai thửa đất. Sau khi đo đạc:

  • Nếu diện tích đất bạn sử dụng vẫn đúng và đủ theo GCN và ranh giới giữa hai thửa đất liền kề không có sự dịch chuyển thì xác định gia đình bạn không lấn chiếm đất của hàng xóm;
  • Nếu ranh giới giữa hai thửa đất liền kề đã bị dịch chuyển thì mặc dù khi đo đạc đất của người hàng xóm thừa so với GCN nhưng có thể có căn cứ để xác định gia đình bạn đang lấn chiếm đất của hàng xóm.

     Do vậy, việc đo đạc và xác định ranh giới trong trường hợp này là rất quan trọng. Và UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai, không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nếu hòa giải không thành tại UBND cấp xã, một trong hai bên có quyền yêu cầu giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền cao hơn là UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

     Về việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân, bạn có thể tham khảo tại:

     Để được tư vấn chi tiết về mức phạt vi phạm quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai khi xây dựng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:  lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!      Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178