• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người lao động có trách nhiệm gì đối với tài sản của công ty khi sử dụng công cụ sản xuất, tài sản công ty? Trình tự, thủ tục khiếu nại xử lý bồi thường?

  • Trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động năm 2020
  • trách nhiệm vật chất
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

     Chào luật sư tôi muốn hỏi trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động có trách nhiệm gì khi sử dụng công cụ sản xuất, tài sản của công ty. Pháp luật hiện hành có quy định về trách nhiêm vật chất của người lao động đối với công ty, người sử dụng lao động hay không. Tôi xin cảm ơn luật sư.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn quy định về trách nhiệm vật chất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định về làm thêm giờ như sau: 

Căn cứ pháp lý:

1.  Trách nhiệm vật chất là gì? Sự cần thiết của việc quy định trách nhiệm vật chất trong Kỷ luật lao động?

     Theo quy định của pháp luật hiện nay, ta hiểu trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động là loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng với người lap động bằng cách truy cứu trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra. Trách nhiệm vật chất chỉ áp dụng đối với người lao động.

     Quy định về trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động quy định tại bộ luật lao động 2012 là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp nhằm góp phần đảm bảo quyền hiến định của người sử dụng lao động.Đồng thời đây cũng là việc hiện thực hóa một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động, đó là nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. 

     Hơn nữa, việc bồi thường thiệt hại vể vật chất còn bảo đảm cho sự đền bù lại toàn bộ hoặc một phần thiệt hại cho người sử dụng lao động, góp phần vào việc đảm bảo mọi người khi làm việc có tinh thần tự giác, có trách nhiệm khi thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ lao động, đảm bảo trật tự tăng cường kỷ luật, nâng cao ý thức của người lao động trong việc chấp hành Kỉ luật lao động ở đơn vị.

2.  Đặc điểm của trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động

     Ta có thể thấy trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Đặc điểm Trách nhiệm vật chất
Chủ thể áp dụng  Người lao động
Nguyên nhân áp dụng - Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép. - Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.
Nguyên tắc  Phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động. Việc quy định bồi thường được trừ dần vào lương hàng tháng của người lao động
Hình thức  - Bồi thường thiệt hại vật chất bằng tiền mặt. - Thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng, bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.
Thời hiệu Tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

3.  Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất của người lao động.

      Căn cứ điều 130 bộ luật lao động 2012:

Điều 130. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường

     Để áp dụng trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động cần phải đáp ứng những căn cứ theo quy định của luật, là những điều kiện để người sử dụng lao động quy trách nhiệm vật chất đối với người lao động gây thiệt hại. Việc áp dụng  trách nhiệm vật chất chỉ được tiến hành khi có các căn cứ như sau:

– Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

     Đây là hành vi không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ đó và như vậy là vi phạm các quy định của pháp luật và nội quy lao động. Hành vi vi phạm kỷ luật lao động còn được hiểu ở góc độ là người lao động không có trách nhiệm đầy đủ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của mình dẫn đến thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động.

– Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động.

     Thiệt hại là sự giảm bớt số lượng hoặc giá trị của tài sản của người sử dụng lao động. Xác định căn cứ này là việc tìm ra tài sản bị thiệt hại là tài sản gì, tài sản đó bị hư hỏng hay bị mất, số lượng và giá trị của sự thiệt hại là bao nhiêu.

– Có lỗi.

     Trong trách nhiệm vật chất, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động. Nếu có lỗi, người gây thiệt hại mới phải bồi thường; không có lỗi mặc dù có đầy đủ 3 căn cứ trên thì cũng vẫn không đủ điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất. Trong trường hợp có nhiều người có lỗi cùng gây ra một thiệt hại thì phải căn cứ vào nghĩa vụ lao động cụ thể của từng người và các điều kiện cụ thể của họ để xác định mức độ lỗi của cá nhân mỗi người một cách chính xác. Lỗi có 2 loại, lỗi cố ý và vô ý. Nhưng trách nhiệm vật chất chỉ áp dụng với lỗi vô ý, không áp dụng với lỗi cố ý. Nếu người lao động có lỗi cố ý sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

– Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại tài sản.

     Do hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động gây ra dẫn đến sự thiệt hại cho người sử dụng lao động. Nếu giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại tài sản xảy ra không có mối quan hệ nhân quả này thì người vi phạm không phải bồi thường.

4.  Bồi thường trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động

     Căn cứ điều 32 nghị định 05/2015/NĐ-CP:

Điều 32. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

2. Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;

b) Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

c) Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

3. Trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

4. Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì người lao động không phải bồi thường.

5. Trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại được áp dụng theo trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

     Đối với trường hợp nếu như người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với lỗi vô ý với giá trị tài sản bị thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì người lao động chỉ phải bồi thường ở mức nhiều nhất là 3 tháng tiền lương theo hợp đồng ao động. Để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và thu nhập của người lao động thì luật quy định cách bồi thường là khấu trừ hằng tháng vào tiền lương với mức không quá 30% tiền lương tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản khác liên quan như bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân.

     Đối với trường hợp người lao động làm mất công cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động thì nếu như trong hợp đồng lao động có điều chỉnh về trách nhiệm của người lao động khi làm mất công cụ thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động thì người lao động sẽ phải bồi thường theo cam kết đó. Những điều khoản cam kết này thể hiện trách nhiệm của người lao động khi công việc của họ có liên quan đến những tài sản có giá trị tương đối lớn. Và mức bồi thường cũng như cách thức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu như hai bên không thống nhất với nhau trong hợp đồng thì đối với các tài sản, công cụ thiết bị bị mất thì phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường.

     Như vậy nếu người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

5. Thủ tục thực hiện xử lý bồi thường thiệt hại đối với trách nhiệm vật chất

     Căn cứ điều 131 bộ luật lao động 2012:

Điều 131. Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại

1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này.

      Theo pháp luật hiện hành thủ tục thực hiện xử lý bồi thường thiệt hại như sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
  • Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản.

6.  Khiếu nại về kỷ luật lao động trách nhiệm vật chất.    

     Trong trường hợp người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định. 

      Ngoài trường hợp trên điều 33 nghị định 05/2015/NĐ-CP đã hướng dẫn và có quy định sau:

  • Người sử dụng lao động phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến người lao động trong phạm vi doanh nghiệp biết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận khác với nội dung quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động.
  • Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động.

     Như vậy, trách nhiệm vật chất trong luật lao động có ý nghĩa rất lớn để duy trì và ổn định quan hệ lao động trong xã hội, đảm bảo quyền quản lý của người sử dụng lao động đồng thời cũng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong quan hệ lao động, trách nhiệm vật chất được coi là quyền đơn phương của người sử dụng lao động và là nghĩa vụ bắt buộc chấp hành của người lao động.

     Đây là một nội dụng thuộc quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động chứ không phải là quyền hạn theo hợp đồng trừ hợp đồng trách nhiệm đã được giao kết từ trước. Để tránh sự lạm quyền của người sử dụng lao động cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật đã có những quy định nhằm giới hạn quyền áp dụng bồi thường một cách tùy tiện của người sử dụng lao động thông qua các quy định về nội quy lao động, nguyên tắc, hình thức xử lý và thủ tục áp dụng.

    Nhìn chung, các quy định về bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất đã tạo ra được cơ chế đầy đủ để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động một cách tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, những quy định này cũng còn nhiều điểm hạn chế, bất cập, nhiều quy định còn khó thực hiện hoặc thực hiện không thống nhất do không có hướng dẫn chi tiết.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về trách nhiệm vật chất

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về điều kiện áp dụng, trình tự thủ tục cần thiết khi khiếu lại kỷ luật lao động, những vấn đề liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.  

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.  

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về trách nhiệm vật chất như: tư vấn pháp lý về trách nhiệm vật chất, chuẩn bị thủ tục; đại diện làm việc với cơ quan có thẩm quyền; tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên yêu cầu;…

 Bài viết tham khảo:  Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.  

Chuyên viên: Lan Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178