• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người sử dụng đất trồng lúa phải có trách nhiệm sử dụng đất như thế nào, các quyền của người sử dụng đất trồng lúc nước được thực hiện như thế nào? Đất trồng lúa được hiểu như thế nào? Có được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các loại đất khác không?

  • Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa theo quy định pháp luật
  • Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Kiến thức của bạn:

       Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa theo quy định pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa theo quy định pháp luật

Nội dung kiến thức: Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa theo quy định pháp luật

Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.

     Về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, cụ thể người trồng lúa có các trách nhiệm sau đây:

1. Sử dụng đất đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt

2. Sử dụng có hiệu quả, không bị bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

  • Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
  • Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;
  • Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;
  • Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.
6. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:
  • Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
  • Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.
Bài viết tham khảo:

     Hỗ trợ về nội dung bài viết.

     Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.

     Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

     + Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500

     + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033

     + Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178