• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Việc công ty chậm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động dẫn đến việc quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng thì có thể bị xử phạt hành chính.

  • Trách nhiệm của Công ty khi chậm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
  • Chậm trả sổ bảo hiểm xã hội
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHẬM TRẢ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Câu hỏi của bạn về chậm trả sổ bảo hiểm xã hội

     Chào Luật sư, hiện nay tôi có một thắc mắc mong được Luật sư giải đáp. Tôi muốn hỏi trường hợp công ty nợ tiền Bảo hiểm xã hội và chốt sổ muộn cho người lao động (quá 3 tháng từ ngày tôi nghỉ việc), khiến tôi không kịp làm hồ sơ lĩnh trợ cấp thất nghiệp thì công ty phải bồi thường cho tôi hay không? Số tiền bảo hiểm của tôi liệu có bị mất hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư về chậm trả sổ bảo hiểm xã hội

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trường hợp công ty chậm trả sổ bảo hiểm xã hội, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chậm trả sổ bảo hiểm xã hội như sau:

1. Cơ sở pháp lý về chậm trả sổ bảo hiểm xã hội

2. Nội dung tư vấn về chậm trả sổ bảo hiểm xã hội 

     Hiện nay, theo thông tin mà chúng tôi nhận được, bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về trách nhiệm của công ty khi chậm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Để làm rõ và giải đáp những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_202745" align="aligncenter" width="500"] Chậm trả sổ bảo hiểm xã hội[/caption]

2.1. Trách nhiệm của công ty khi người lao động nghỉ việc 

     Khi tham gia vào bất cứ quan hệ lao động nào thì người lao động và người sử dụng lao động đều có những quyền lợi, nghĩa vụ đối xứng nhau, hai bên đều phải thực hiện và tuân thủ dựa trên quy định của pháp luật. Về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 có quy định như sau:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động 1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. 4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
     Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định về vấn đề này như sau: 
Điều 21. Trách nhiệm của ngư­ời sử dụng lao động 1. Lập hồ sơ để ng­ười lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. 2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của ng­ười lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. 3. Giới thiệu ngư­ời lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa. 4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. 5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. 6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội. 7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của ngư­ời lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. 8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.
     Như vậy, từ quy định trên có thể thấy khi quan hệ lao động chấm dứt, công ty phải có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đối với người lao động bao gồm: 
  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động
  • Hoàn thành thủ tục xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác liên quan đến người lao động.
     Tuy trong một số trường hợp có thể kéo dài nhưng tối đa đến 30 ngày, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Theo thư thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi, quá 3 tháng công ty mới chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm cho bạn cho bạn, việc công ty chậm trả sổ bảo hiểm xã hội đã vi phạm quy định của pháp luật.  [caption id="attachment_202746" align="aligncenter" width="500"] Chậm trả sổ bảo hiểm xã hội[/caption]

2.2. Xử phạt đối với hành vi chậm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động 

     Khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì bạn có thể khiếu nại tới các cơ quan chức năng để yêu cầu giải quyết. Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau: 
Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội 1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Ngoài ra Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định như sau về trình tự khiếu nại:
Điều 5. Trình tự khiếu nại 1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này. 2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này hoặc thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định sau đây: a) Đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này; b) Đối với khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này; c) Đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này; d) Đối với khiếu nại về việc làm, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này. 3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. 4. Trường hợp người bị khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
     Như vậy khi bị chậm trả sổ bảo hiểm xã hội, bạn cần khiếu nại đến công ty để yêu cầu để được giải quyết. Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, công ty của bạn có trách nhiệm hụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho bạn.       Nếu quá thời hạn này bạn không nhận được thông báo bằng văn bản hoặc không chấp nhận với quyết định giải quyết khiếu nại của công ty thì bạn có thể thực hiện khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định. Khiếu nại lần hai gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.      Khi đó Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ giải quyết quyền lợi cho bạn.      Trong trường hợp này của bạn, do công ty không chiếm dụng số tiền bảo hiểm mà chỉ trậm chả sổ bảo hiểm xã hội nên không có căn cứ để bắt công ty bồi thường được.        Tuy nhiên việc chậm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động của công ty có thể bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. Khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định như sau: 
Điều 40. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội; c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa; d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội
     Do đó, trong trường hợp này công ty của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 40 Nghị đinh 28/2020/NĐ-CP.

2.3. Quyền lợi của người lao động vẫn được bảo đảm khi quá hạn đăng ký bảo hiểm thất nghiệp 

     Theo Điều 46 Luật Việc làm hiện nay thì quá thời hạn 03 tháng nếu người lao động không nộp đơn đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì đồng nghĩa với việc cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết hồ sơ nữa.       Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 45 Luật Việc làm thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy khi không đăng kí hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm của bạn sẽ không bị mất đi mà được cộng dồn lại cho lần hưởng tiếp theo.       KẾT LUẬN: Như vậy hiện khi công ty chậm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp của bạn, dù không kịp làm hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm của bạn vẫn sẽ được bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo. 

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về trường hợp chậm trả sổ bảo hiểm xã hộiquý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 19006500 để được luật sư tư vấn  hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ email[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178