• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 có hiệu lực từ 07/02/2013 quy định về trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo bồi dưỡng [...]

  • Trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo
  • Trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo

Câu hỏi của bạn về quy định về trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo

     Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?

Câu trả lời của luật sư về quy định về trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo như sau:

1. Cơ sở pháp lý về quy định về trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo

2. Nội dung tư vấn về quy định về trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo

     Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 có hiệu lực từ 07/02/2013 quy định về trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo bồi dưỡng và các quy chế đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội.

     2.1 Trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo

     Điều 36 Quyết định 133/QĐ-BHXH về quy chế đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức ngành bảo hiểm xã hội quy định trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo như sau:

     Thứ nhất: Thực hiện các chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước và của BHXH Việt Nam.

     Thứ hai: Công chức, viên chức đang giữ chức vụ và thuộc ngạch, chức danh nào đều phải đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ kiến thức quy định cho chức vụ và ngạch, chức danh đó.

     Thứ ba: Công chức, viên chức có trách nhiệm tuân thủ pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về hành vi của mình trong thời gian đi học; phải cung cấp cho cơ quan, đơn vị địa chỉ liên lạc của mình và của cơ sở đào tạo tại nước ngoài.

     Thứ tư: Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành tốt nội quy, quy chế và chịu sự quản lý của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học và phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ học tập.

     Thứ năm: Sau khi kết thúc khóa học, công chức, viên chức phải báo cáo kết quả học tập cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sao gửi chứng chỉ, giấy chứng nhận của khóa học tập đã tham gia cho đơn vị quản lý hồ sơ công chức, viên chức.

     Thứ sáu: Khi hoàn thành chương trình sau đại học, công chức, viên chức phải nộp 01 bản luận văn, luận án tốt nghiệp hoặc bản dịch luận văn, luận án tốt nghiệp kèm bản gốc (nếu học ở nước ngoài), file điện tử (file.doc) cho cơ quan, đơn vị hoặc đưa lên mạng nội bộ.

     Thứ bảy: Công chức, viên chức đang tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ học, thôi việc hoặc đã học xong nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết mà tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại mục 5 Quy chế này. [caption id="attachment_152619" align="aligncenter" width="450"]Trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo Trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo[/caption]

     2.2 Nguyên tắc đào tạo ngành BHXH

     Điều 4 Quyết định 133/QĐ-BHXH về quy chế đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức ngành bảo hiểm xã hội quy định nguyên tắc đào tạo ngành BHXH như sau:

     Thứ nhất: Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện trong toàn Ngành, có sự phân cấp cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH các tỉnh) và các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (viết tắt là BHXH Việt Nam).

     Thứ hai: Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, ngạch viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

     Thứ ba: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển chung của Ngành và nhu cầu cần thiết của các nội dung nghiệp vụ, công việc phù hợp với loại hình đào tạo.

     Thứ tư: Nâng cao tính chủ động của cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng công chức, viên chức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

     Như vậy, công chức ngành BHXH trong công tác đào tạo bồi dưỡng có trách nhiệm thực hiện các chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước và của BHXH Việt Nam, phải tham gia đào tạo để đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn với chức danh nghề nghiệp, phải chấp hành tốt nội quy tại đơn vị đào tạo.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Trách nhiệm của công chức ngành BHXH trong công tác đào tạoquý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

    Chuyên viên: Nguyễn Nhung  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178