• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trách nhiệm của BHXH Việt nam trong bồi dưỡng công chức là xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo đúng đối tượng, quản lý học viên được [...]

  • Trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức 2019
  • Trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức

Câu hỏi của bạn về quy định về trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức

     Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức như thế nào?

Câu trả lời của luật sư về quy định về trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức như sau:

1. Cơ sở pháp lý về quy định về trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức

2. Nội dung tư vấn về quy định về trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức

     Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành BHXH. Quy chế này quy định về chế độ, nội dung, chương trình, tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành BHXH.

     2.1 Trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức

     Điều 37 Quyết định 133/QĐ-BHXH về quy chế đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức ngành BHXH quy định về trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức như sau:

     Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định; xây dựng kế hoạch tập huấn hàng năm theo đúng lĩnh vực đơn vị phụ trách; tổ chức triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt.

     Thứ hai: Trực tiếp quản lý và lập thủ tục thanh quyết toán kinh phí các khóa tập huấn do đơn vị được giao phụ trách sau khi kết thúc khóa học.

     Thứ ba: Quản lý học viên đối với các lớp bồi dưỡng do đơn vị tổ chức; có trách nhiệm quản lý công chức, viên chức thuộc đơn vị được cử đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài.

     Thứ tư: Sắp xếp, bố trí công việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và tạo điều kiện để công chức, viên chức có quyết định cử đi học hoàn thành chương trình học.

     Thứ năm: Theo dõi, đánh giá kết quả học tập của công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý đế xếp loại công chức, viên chức làm căn cứ để chi tiền thưởng, tiền lương bổ sung.

     Thứ sáu: Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do đơn vị được giao tổ chức hoặc có cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

     Thứ bảy: Tổ chức biên soạn tài liệu, chương trình tập huấn theo lĩnh vực chuyên ngành được giao phụ trách. [caption id="attachment_152912" align="aligncenter" width="450"]Trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức Trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức[/caption]

     2.2 Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Tổ chức cán bộ

     Điều 38 Quyết định 133/QĐ-BHXH về quy chế đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức ngành BHXH quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Ban Tổ chức cán bộ như sau:

     Thứ nhất: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình Tổng Giám đốc các văn bản quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong Ngành.

     Thứ hai: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành trình Tổng Giám đốc phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của ngành; tổng hợp, báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của BHXH Việt Nam.

     Thứ ba: Thẩm định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho công chức, viên chức của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam.

     Thứ tư: Thực hiện công tác kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền.

     Thứ năm: Tổ chức các hoạt động thi đua và khen thưởng, kỷ luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy định hiện hành.

     Thứ sáu: Theo dõi, tổng hợp, báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của các đơn vị trực thuộc và BHXH các tỉnh theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     Như vậy, Bảo hiểm xã hội Việt nam có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo đúng đối tượng, quản lý học viên được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước, theo dõi đánh giá kết quả học tập,....

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong bồi dưỡng công chức, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

    Chuyên viên: Nguyễn Nhung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178