• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi thanh toán tiền mua bán đất bằng ngoại tệ, hợp đồng mua bán bị vô hiệu do vi phạm vào điều cấm của luật theo điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005...

  • Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ theo quy định pháp luật
  • Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRẢ TIỀN MUA BÁN ĐẤT BẰNG NGOẠI TỆ

Câu hỏi của bạn về Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ

Xin chào Luật sư,

Sắp tới tôi có ý định mua một mảnh đất ở huyện bên cạnh để xây dựng nhà ở. Bên bán có mong muốn tôi sẽ trả tiền bằng đồng đô la mỹ (USD). Nhưng theo tôi biết thì không thể giao dịch bằng ngoại tệ được? Nếu tôi thanh toán tiền mua đất bằng USD, liệu hợp đồng có bị vô hiệu không? Tôi có bị rủi ro gì không?

Tôi chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ

Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về vấn đề Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ như sau:

1. Cơ sở pháp lý về Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ

2. Nội dung tư vấn về vấn đề Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ

     Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang muốn mua một mảnh đất với mục đích để ở. Bạn muốn biết rủi ro khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ cho bên bán. Sau đây, chúng tôi tư vấn về thủ tục chuyển nhượng đất đai và việc hình thức thanh toán tiền bằng ngoại tệ.

2.1. Trả tiền mua đất bằng ngoại tệ

     Thứ nhất, theo điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định:

“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

     Thứ hai, các trường hợp được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, theo đó, không có trường hợp về giao dịch chuyển nhượng đất đai giữa cá nhân và cá nhân. 

     Thứ ba, theo điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

"Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng."

      Như vậy, Nhà nước không cho phép việc thanh toán tiền mua bán đất bằng ngoại tệ. Nếu bạn thực hiện hành vi đó thì giao dịch mua bán đất đai sẽ bị vô hiệu do vi phạm vào điều cấm của luật.  [caption id="attachment_175715" align="aligncenter" width="450"] Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ[/caption]

2.2 Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (mua bán đất đai) 

     Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xin đưa ra thủ tục mua bán toàn bộ mảnh đất. Bạn thực hiện theo quy trình sau đây:

     Bước 1: Soạn hợp đồng dự thảo

     Hai bên mua và bán đất đai thỏa thuận với nhau về nội dung như sau:

  • Thông tin của đối tượng mua bán 
  • Giá trị của tài sản là quyền sử dụng đất
  • Thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Phương thức giao tài sản là một lần hay theo từng phần
  • Các thỏa thuận khác .

     Bước 2: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng

     Các bên chuẩn bị hồ sơ như sau đến Văn phòng công chứng nơi có đất để công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất đai. Thành phần hồ sơ bao gồm:

     Thứ nhất, đối với bên bán:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) còn hạn sử dụng;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân;
  • Hợp đồng ủy quyền (nếu có).

     Thứ hai, đối với bên mua:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.

     Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước 

     Sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng được công chứng, phải đi kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

     Thứ nhất, đối với thuế thu nhập cá nhân, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

  • Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản. Trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng tương lai là thời điểm cá nhân nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế.

     Thứ hai, đối với lệ phí trước bạ, thời hạn nộp tiền lệ phí trước bạ: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thông báo nộp lệ phí trước bạ của Cơ quan Thuế.

     Bước 5: Sang tên sổ đỏ.

     Kết luận: Khi thanh toán tiền mua bán đất bằng ngoại tệ, hợp đồng mua bán bị vô hiệu do vi phạm vào điều cấm của luật. Để đảm bảo tính pháp lý của giao dịch, bạn nên thực hiện theo thủ tục 5 bước như trên. 

      Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Trả tiền mua bán đất bằng ngoại tệ quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Quỳnh Dinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178