Thừa kế đất khi nội dung di chúc không phân định rõ diện tích
15:50 04/06/2018
Thừa kế đất khi nội dung di chúc không phân định rõ diện tích cho từng người thì thực hiện như thế nào? Thực hiện thừa kế theo pháp luật

Thừa kế đất khi nội dung di chúc không phân định rõ diện tích
di chúc không phân định rõ diện tích
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
DI CHÚC KHÔNG PHÂN ĐỊNH RÕ DIỆN TÍCH
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ tôi tư vấn giúp như sau: Ông nội tôi có 3000m đất trong sổ đỏ, ông mất thì để lại cho bà được thừa hưởng nhưng không có giấy tờ chuyển giao gì. Bà nội viết giấy cho bố tôi một phần nhưng không ghi là cho bao nhiêu đất. Hiện tại trong hộ khẩu gia đình nhà tôi đang sử dụng là 2000m. Giờ bà nội đã mất mà nhà tôi muốn làm sổ đỏ. Mong luật sư tư vấn.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn về vấn đề di chúc không phân định rõ diện tích, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn di chúc không phân định rõ diện tích:
1. Thừa kế theo di chúc
Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật."
Như vậy, nếu di chúc mà bà ngoại bạn để lại đủ những điều kiện nêu trên thì sẽ là di chúc hợp pháp, phát sinh hiệu lực khi bà ngoại của bạn mất. Tuy nhiên, trong phần di chúc bà để lại không quy định rõ diện tích mà gia đình bạn được hưởng nên rất khó trong việc phân chia di sản thừa kế nên thừa kế di sản bà ngoại để lại lúc này sẽ thực hiện theo hình thức thừa kế theo pháp luật. Di sản bà ngoại để lại lúc này sẽ được chia cho các con của bà.
[caption id="attachment_83273" align="aligncenter" width="450"] di chúc không phân định rõ diện tích[/caption]
2. Thực hiện thừa kế theo pháp luật
Thủ tục thực hiện thừa kế theo pháp luật như sau
Bước 1: Xác định di sản thừa kế và diện thừa kế
Bước 2: Thông báo và niêm yết về việc mở thừa kế
Bước 3: Xác lập Văn bản thỏa thuận về phân chia di sản thừa kế. Sau khi nhận được thông báo niêm yết về việc mở thừa kế, những người thuộc diện thừa kế tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế tại phòng công chứng. Hồ sơ thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (theo mẫu số 01/PYC);
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân của người yêu cầu công chứng; bản sao văn bản chứng minh quyền của người đại diện;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ);
- Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ của người để lại di sản với người nhận thừa kế (Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…).
Bước 4: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần đất được thừa kế
- Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa, nhận phiếu hẹn trả lời kết quả;
- Nhận thông báo thuế tại bộ phận một cửa;
- Nộp tiền thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ theo nội dung thông báo thuế tại Kho bạc nhà nước;
- Nộp lại hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Văn phòng nhà đất, nhận phiếu hẹn;
- Nhận Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
Nếu gia đình bạn muốn được thừa kế quyền sử dụng đất đối với 2000m mà gia đình bạn đang sử dụng thì phải được sự thỏa thuận, đồng ý của những người thừa kế theo pháp luật (tất cả người con của bà) trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục nhập hộ khẩu 2018 theo quy định của pháp luật
- Một người có hai hộ khẩu thường trú có vi phạm gì không?