Thủ tục xác nhận đối với người được hưởng chính sách như thương binh
21:31 14/04/2018
Thủ tục xác nhận đối với người được hưởng chính sách như thương binh: Thứ nhất bạn phải làm tờ khai cá nhân do mẫu, giấy xác định tham gia cách mạng...
- Thủ tục xác nhận đối với người được hưởng chính sách như thương binh
- hưởng chính sách như thương binh
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
Câu hỏi của bạn:
Anh tôi đi bộ đội tháng 4/1974 đóng quân tại K.T đến tháng 12/1980 phục viên về địa phương. Khi tại ngũ anh bị bệnh có HĐGĐYK giám định tỷ lệ MSLĐ 45%. Hiện nay anh chỉ còn quyết định phục viên và BBGĐYT sao y lại của Sở LĐTBXB tỉnh. Sức khoẻ của anh giờ rất yếu người chưa được 40kg, chân bị teo cơ cứng khớp giảm khả năng vận động, chân đi tập tễnh, bệnh tim tái phát, mắt mờ khả năng nhìn kém. Gia đình hoàn cảnh khó khăn. Nguyện vọng của anh muốn có chút đãi ngộ cuối đời của người bệnh binh, người tàn tật.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định về ưu đãi với người có công với cách mạng
- Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP
Nội dung tư vấn hưởng chính sách như thương binh
1. Thủ tục xin để hưởng chính sách như thương binh
Trường hợp anh bạn đi bộ đội tháng 4/1974 đóng quân tại K.T đến tháng 12/1980 phục viên về địa phương. Khi tại ngũ anh bị bệnh có HĐGĐYK giám định tỷ lệ MSLĐ 45%. Hiện nay anh chỉ còn quyết định phục viên và BBGĐYT sao y lại của Sở LĐTBXB tỉnh. Sức khoẻ của anh giờ rất yếu người chưa được 40kg, chân bị teo cơ cứng khớp giảm khả năng vận động, chân đi tập tễnh, bệnh tim tái phát, mắt mờ khả năng nhìn kém. Gia đình hoàn cảnh khó khăn. Nguyện vọng của anh muốn có chút đãi ngộ cuối đời của người bệnh binh, người tàn tật. Do vậy, chúng tôi có thể hướng dẫn cho anh bạn làm thủ tục để hưởng chính sách như thương binh cho anh bạn để có thể hưởng ưu đãi của nhà nước đối với người có công với cách mạng.
Điều 7 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ như sau:
Bước 1:
- Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng: quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP
- Quyết định phục viên và BBGĐYT sao y lại của Sở LĐTBXB tỉnh ( bản sao có chứng thực)
- Giấy giám định xác định tỷ lệ MSLĐ 45% ( bản sao có chứng thực)
Gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ để UBND xã tiến hành các thủ tục xác nhận.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận thương binh;
- Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
- Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
- Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội quy định tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Bước 3: UBND sẽ báo kết quả cho anh bạn nếu anh bạn đủ điều kiện hưởng thì hồ sơ sẽ được giao thương binh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.
2. Chế độ ưu đãi đối với người được hưởng chính sách như thương binh
Điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định về ưu đãi với người có công với cách mạng như sau:
"1. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.
Trường hợp có vết thương đặc biệt nặng: Cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng. Thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì không hưởng phụ cấp hàng tháng.
2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên song ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.
3. Người bị thương được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 5% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp một lần.
4. Thời điểm hưởng:
a) Đối với người bị thương từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ tháng liền kề khi bị thương;
b) Đối với người bị thương trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013."
Như vậy, phụ thuộc vào việc thẩm định và xác nhận giấy tờ thì anh trai của anh có thể được hưởng các chế độ ưu đãi với người có công với cách mạng theo những trường hợp quy định như trên. [caption id="attachment_85106" align="aligncenter" width="389"] HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH[/caption]
Bạn có thể tham khảo bài sau:
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để hưởng chế độ thương tật
- Đi nghĩa vụ bị tai nạn có được hưởng chế độ thương binh không?
- Hồ sơ hưởng chế độ thương binh theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục xác nhận đối với người được hưởng chính sách như thương binh quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm miễn phí 24/7: 1900 6178 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.