• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hồ sơ hưởng chế độ thương binh theo quy định của pháp luật: Giấy chứng nhận bị thương, Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa...

  • Hồ sơ hưởng chế độ thương binh theo quy định của pháp luật
  • Hồ sơ hưởng chế độ thương binh
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỒ SƠ HƯỞNG CHẾ ĐỘ THƯƠNG BINH

Kiến thức của bạn:

     Hồ sơ hưởng chế độ thương binh theo quy định của pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 31/2013 NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
  • Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân

Nội dung tư vấn

Điều 27. Điều kiện xác nhận

1. Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh):

a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

d) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;

đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

     Điều 29, Nghị định 31/2013 NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng chế độ thương binh như sau:

“1. Giấy chứng nhận bị thương.

  1. Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa.
  2. Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh, Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp thương tật.”

     Giấy chứng nhận bị thương  là giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ sau:

     Trường hợp bị thương quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 27 của Nghị định 31/2013 NĐ-CP phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp:

  • Người bị thương là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng cấp tiểu đoàn hoặc tương đương xác nhận;
  • Người bị thương là công an nhân dân do Trưởng công an cấp huyện hoặc tương đương xác nhận;
  • Người bị thương thuộc các cơ quan trung ương do Thủ trưởng cấp vụ hoặc tương đương xác nhận;
  • Người bị thương thuộc địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận
  • Thủ tục hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ
[caption id="attachment_16472" align="aligncenter" width="300"]Hồ sơ hưởng chế độ thương binh Hồ sơ hưởng chế độ thương binh[/caption]

     Trường hợp bị thương quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 27 của Nghị định 31/2013 NĐ-CP phải có:

  • Quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
  • Giấy xác nhận trường hợp bị thương do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp;

     Trường hợp bị thương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 27 của Nghị định 31/2013 NĐ-CP phải có một trong các giấy tờ sau:

  • Kết luận của cơ quan điều tra;
  • Trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án;
  • Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can;
  • Trường hợp án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra;
  • Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án;

     Trường hợp bị thương quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 27 của Nghị định phải có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập;

     Trường hợp bị thương quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 27 của Nghị định phải có:

  • Biên bản xảy ra sự việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập kèm bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền.
  • Quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

     Trường hợp bị thương quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 27 của Nghị định phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương và giấy xác nhận làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp;

     Trường hợp bị thương quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 27 của Nghị định phải có:

  • Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
  • Biên bản xảy ra sự việc do Thủ trưởng đoàn (đội) quy tập lập.

     Trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ một trong các giấy tờ sau có ghi nhận vết thương thực thể:

  • Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu chuyển thương, chuyển viện; bệnh án điều trị; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe;
  • Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước;
  • Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương để cấp giấy chứng nhận bị thương.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về hồ sơ hưởng chế độ thương binh. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178