• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục ủy thác tư pháp của nước ngoài: hồ sơ ủy thác tư pháp, Nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài

  • Thủ tục ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của pháp luật
  • Thủ tục ủy thác tư pháp của nước ngoài
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC ỦY THÁC TƯ PHÁP CỦA NƯỚC NGOÀI

Kiến thức của bạn:

     Thủ tục ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Luật tương trợ tư pháp 2007
  • Thông tư liên tịch 12/2016 TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.

Nội dung câu trả lời:      Khoản 1 Điều 6 Luật tương trợ tư pháp 2007 quy định:

Điều 6. Uỷ thác tư pháp và hình thức thực hiện tương trợ tư pháp

1. Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

1. Hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài

     Điều 18, Thông tư liên tịch 12/2016 TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về hồ sơ ủy thác tư pháp nước ngoài như sau:

“Hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm những văn bản sau đây:

  1. Các văn bản theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam và nước đó là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự thì hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm các văn bản được quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật Tương trợ tư pháp.
  2. Biên lai nộp phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành về phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự và chi phí thực tế (nếu có).”

     Như vậy, trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự thì hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm các văn bản sau:

  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự;
  • Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự;
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác.
  • Biên lai nộp phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam.

2. Nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài

     Bộ Tư pháp tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam và nước đó là thành viên hoặc theo kênh chính, kênh ngoại giao gián tiếp, kênh lãnh sự gián tiếp của Công ước Tống đạt.

     Trường hợp Bộ Ngoại giao nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp.

      Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, Bộ Tư pháp vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp, xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện một trong các công việc sau đây:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, chuyển hồ sơ cho cơ quan, có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Nếu hồ sơ không đầy đủ/ không hợp lệ, trả lại hoặc chuyển Bộ Ngoại giao trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
[caption id="attachment_14756" align="aligncenter" width="257"]Thủ tục ủy thác tư pháp của nước ngoài Thủ tục ủy thác tư pháp của nước ngoài[/caption]

3. Trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp của nước ngoài

     Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện một trong các công việc sau đây:

  • Tiến hành tiếp nhận để thực hiện ủy thác tư pháp trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;
  • Trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết;
  • Trường hợp cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan hoặc việc thực hiện ủy thác làm phát sinh chi phí thực tế, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xác định được thông tin, tài liệu cần bổ sung hoặc chi phí thực tế phát sinh, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để bổ sung thông tin, tài liệu.

4. Trình tự, thủ tục và thời hạn thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.

  • Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong phương thức thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi văn bản thông báo kết quả cho Bộ Tư pháp;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền, Bộ Tư pháp gửi thông báo và các tài liệu kèm theo (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế hoặc cho Bộ Ngoại giao đối với trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp được gửi thông qua Bộ Ngoại giao.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo và tài liệu kèm theo (nếu có) từ Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao gửi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp đó cho cơ quan có thẩm quyền nước yêu cầu đã chuyển hồ sơ cho phía Việt Nam.
  • Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu thông báo về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp thì trình tự nhận, gửi và trả lời yêu cầu này được thực hiện như trình tự nhận, gửi và thông báo kết quả ủy thác tư pháp của nước ngoài. Thời hạn thực hiện tại từng cơ quan có thẩm quyền Việt Nam là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về  thủ tục ủy thác tư pháp của nước ngoài. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178