• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khai sinh cho con nuôi thực hiện ở đâu, thủ tục thực hiện khai sinh cho con nuôi như thế nào? Cần hồ sơ giấy tờ gì?

  • Thủ tục khai sinh cho con nuôi theo quy định của pháp luật ?
  • thủ tục khai sinh cho con nuôi
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC KHAI SINH CHO CON NUÔI

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, tôi năm nay 32 tuổi, đã lập gia đình được 9 năm nhưng không có con do cả 2 vợ chồng tôi bị vô sinh. Ngày 26/2/2021 trong lúc đi dạo ở công viên Văn Lang thuộc phường An Khánh, tôi có thấy 1 bé trai khoảng 1 tháng tuổi bị bỏ trong thùng catton, bé khóc rất nhiều và cơ thể bị tím tái do trời quá lạnh. Tôi có đưa bé tới công an phường khánh để nhờ công an Phường tìm bố mẹ cho bé. Công an phường đã lập biên bản về việc bé bị bỏ rơi và đăng thông báo tìm bố mẹ bé, nhưng không tìm được. Cũng do vợ chồng tôi không có con nên quyết định sẽ nhận bé làm còn nuôi, phía công an Phường cũng khuyến khích gia đình tôi nhận bé. Tuy nhiên tôi không biết thủ tục như thế nào để có thể nhận bé làm con nuôi và thủ tục để khai sinh cho bé . Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Căn cứ pháp lý: 

1.  Con nuôi được hiểu như thế nào ?

     Hiện nay, vấn đề hiếm muộn trong hôn nhân của các đôi vợ chồng trẻ diễn ra ngày càng phổ biến, đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ ly hôn của các bạn trẻ ngày càng nhiều. Một giải pháp hiệu quả mà các cặp vợ chồng hiếm muộn, không  có khả năng sinh con lựa chọn để cứu vãn cuộc hôn nhân của mình là nhận con nuôi.

     Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

     Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

2. Những điều kiện để được  nhận con nuôi 

     Chúng ta thường lầm tưởng rằng việc nhận con nuôi là đơn giản nhưng vấn đề này lại cần có điều kiện và được quy định rất rõ ràng trong Luật nuôi con nuôi 2014. Cụ thể, những điều kiện này được quy định tại Điều 14 của Luật này.

Điều 14.Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

3.Thủ tục nhận con nuôi

Thủ tục nhận con nuôi được thực hiện theo các bước sau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người thực hiện thủ tục nhận con nuôi cần chuẩn bị  những giấy tờ sau:

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp

Cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ của người được nhận làm con nuôi như sau: 

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Bước 2: Nộp hồ sơ

      Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

 Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Người tiến hành thủ tục nhận con nuôi cần tiến hành thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí đăng ký nuôi con theo quy định tại NĐ 114/2016

Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 nghìn đng/ trường hợp

Bước 4: Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi

     Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

4. Thủ tục khai sinh cho con nuôi

Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn  UBND cấp xã nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú

hồ sơ bao gồm: 

  • Tờ khai theo mẫu quy định;
  • Biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi thay thế cho Giấy chứng sinh; các giấy tờ khác của trẻ khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi

Bước 2: Xuất trình giấy tờ tùy thân 

Giấy tờ tùy thân (gồm: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng).

Bước 3: Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Bước 4: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu

Bước 5: Nhận kết quả tại  Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn 

Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về thủ tục khai sinh cho con nuôi:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về thủ tục khai sinh cho con nuôi mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về thủ tục khai sinh cho con nuôi. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email:Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178