Thời gian làm việc nghỉ ngơi với những công việc có tính chất đặc biệt
09:36 19/06/2019
Công việc có tính chất đặc biệt: Em làm bảo vệ theo hợp đồng nghị định 68 của chính phủ trong cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước....
- Thời gian làm việc nghỉ ngơi với những công việc có tính chất đặc biệt
- công việc có tính chất đặc biệt
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
-
Căn cứ pháp lý:
-
Nội dung tư vấn :
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.
Thứ nhất, theo như những gì bạn nói thì công việc bảo vệ của bạn là công việc phải thường trực 24/24 nằm trong công việc có tính chất đặc biệt.
Với công việc có tính chất đặc biệt như thế thì được quy định riêng tại điều 117 của bộ luật lao động 2012:
Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
"Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 108 của Bộ luật này."
Điều 117 Bộ luật quy định những người làm việc trong lĩnh vực nêu trên không nhất thiết áp dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Bộ luật lao động mà các bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này sẽ quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 108 về nghỉ trong giờ làm việc.
Vậy theo đó công việc của bạn về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi sẽ phải đảm bảo đúng với điều 117 và 108 của bộ luật lao động.
Vấn đề bên bạn làm thế có đúng không còn phụ thuộc vào việc hợp đồng lao động của bạn có quy định về thời gian làm việc thời gian nghỉ ngơi đúng như những gì thực tế cơ quan áp dụng cho bạn không và điều quy định đó cơ quan bạn có thống nhất với bộ Lao động - Thương binh và xã hội không?
Về vấn đề có được tính là thời gian làm thêm không, còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động.
Thứ hai, tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, ví dụ như vấn đề tiền lương chi trả cho bạn không xứng với thời gian làm việc của bạn, thì vẫn có thể kiến nghị cho cơ quan sửa đổi bổ sung lại để đảm bảo quyền và lợi ích của mình căn cứ theo điểm a, khoản 2 điều 240 Bộ luật lao động 2012:
"2. Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành:
a) Các hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, những thoả thuận hợp pháp khác đã giao kết và những thoả thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện; những thoả thuận không phù hợp với quy định của Bộ luật phải được sửa đổi, bổ sung;"
Để được tư vấn chi tiết về công việc có tính chất đặc biệt, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Liên kết tham khảo:
- Văn phòng luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn
- Tư vấn hợp đồng lao động
- Tư vấn pháp luật lao động