• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng được pháp luật dân sự quy định rõ ràng khi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm ...

  • Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
  • Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

Kiến thức của bạn :

     Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

Kiến thức của Luật sư :

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Một số khái niệm: hợp đồng? thiệt hại?

     Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 thì:
"Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."
     Như vậy có thể hiểu vi phạm hợp đồng là hành vi của các chủ thể mà trái với quyền, nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận trong hợp đồng, xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể còn lại.      Thiệt hại là những mất mát, tổn thất, hư hỏng về người, về vật chất hoặc về tinh thần, mà cụ thể ở đây là do những hành vi vi phạm hợp đồng gây nên. Chủ thể nào vi phạm hợp đồng mà gây ra thiệt hại về vật chất hay tinh thần đều phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại. [caption id="attachment_32076" align="aligncenter" width="559"]Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng[/caption]

2. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

         Điều 419 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về việc Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như sau:

"Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.

2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”

          Theo khoản 1 điều này thì Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng quy định như sau:

  • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

       Pháp luật quy định chủ thể vi phạm hợp đồng luôn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận hay quy định khác; hoặc người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo mong muốn dựa trên các thiệt hại xảy ra. Điều này thể hiện sự quan tâm và đứng về phía chủ thể bị vi phạm hợp đồng của pháp luật. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại những yêu cầu bồi thường từ phía người bị vi phạm hợp đồng đưa ra đã hợp lý và hợp pháp hay chưa. Bộ luật dân sự 2015 chưa có quy định cụ thể về việc này, có thể là lỗ hổng pháp luật lớn bởi khi thiệt hại đã xảy ra, nhiều trường hợp rất khó có thể xác định được tổn thất là bao nhiêu, nhiều người sẽ lợi dụng điểm này để khai khống nhằm trục lợi nhiều hơn.

       Ngoài ra, như đã nói, thiệt hại bao gồm cả về vật chất lẫn tinh thần nên pháp luật cũng đã cho phép người có quyền có thể yêu cầu tòa án về việc bồi thường thiệt hại về tinh thần cho mình. Đây cũng lại là một điểm thể hiện tính nhân văn của bộ luật dân sự 2015 – giúp phần nào bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại. Mặc dù vậy, ở điểm này, mức độ bồi thường sẽ lại là do Tòa án quyết định dựa trên nội dung vụ việc bởi so với thiệt hại vật chất thì thiệt hại tinh thần càng khó để xác định hơn. Việc để Tòa án là người quyết định mức bồi thường sẽ mang tính khách quan và hợp tình hợp lý hơn đối với các bên.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178