• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sự thay đổi các quy định về thừa kế theo BLDS 2015. Tôi muốn tổng đài tư vấn về lí do thay đổi các quy định về thừa kế của Bộ luật dân sự 2015 so với...

  • Sự thay đổi các quy định về thừa kế theo BLDS 2015
  • Sự thay đổi các quy định về thừa kế
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

SỰ THAY ĐỔI CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ

Câu hỏi của bạn:

     Tôi muốn tổng đài tư vấn về lí do thay đổi các quy định về thừa kế của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 về vấn đề: Di chúc chung của vợ chồng? Thanh toán và phân chia di sản thừa kế? Mong tổng đài tư vấn dùm, tôi chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn!      Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:  Sự thay đổi các quy định về thừa kế theo BLDS 2015      Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
  1. Về vấn đề “Di chúc chung của vợ chồng”

     Điểm mới lớn nhất trong phần thừa kế của BLDS 2015 là đã bỏ 3 điều liên quan đến di chúc chung của vợ chồng. Theo như quy định của BLDS 2005 thì lập di chúc chung vợ chồng là quyền của vợ chồng. Nhưng vấn đề xảy ra khi một trong hai người chết trước thì người còn lại bị hạn chế định đoạt phần tài sản của mình vì vướng vào di chúc chung. Việc sửa đổi trên xuất phát từ nguyên tắc bản chất của việc lập di chúc là nhằm thể hiện ý chí của người có tài sản. Do đó, việc quy định di chúc chung của vợ chồng là vi phạm quyền tự định đoạt của người có quyền sở hữu tài sản. Mặt khác, việc quy định di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người còn sống, như trong trường hợp người còn sống gặp khó khăn, bệnh tật nhưng họ không thể bán phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng vì di chúc chung chỉ có hiệu lực vào thời điểm người thứ hai chết hoặc thời điểm cả hai vợ chồng cùng chết. Không những vậy, quy định này còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế của bên chết trước vì họ cũng phải chờ đến thời điểm di chúc chung có hiệu lực thì mới được chia tài sản.

     Bên cạnh đó, quy định về di chúc chung của vợ chồng còn làm nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc trên thực tiễn vì bên cạnh những quy định về di chúc chung của vợ chồng còn có quy định về thời hiệu thừa kế; trong một số trường hợp, khi người còn lại chết thì thời hiệu khởi kiện đối với di sản của người chết trước cũng đã hết. Do đó, việc không quy định di chúc chung của vợ chồng trong BLDS 2015 vừa có thể giải quyết được vướng mắc trong thực tiễn, vừa loại bỏ được bất cập về lý luận mà BLDS hiện hành gặp phải.

     Tuy luật hiện hành không còn quy định về di chúc chung vợ chồng nhưng di chúc được lập theo quy định của BLDS 2005 vẫn có giá trị pháp lý. Khi vợ hoặc chồng chết thì phần của người đó được phát sinh thừa kế mà không cần phải đợi người sau cùng chết theo quy định của BLDS 2005. [caption id="attachment_19283" align="aligncenter" width="608"]Sự thay đổi các quy định về thừa kế Sự thay đổi các quy định về thừa kế[/caption]

  1. Về vấn đề “Thanh toán và phân chia di sản thừa kế”

     Nhìn chung về vấn đề này thì BLDS 2015 cũng không có nhiều thay đổi, cơ bản có 2 vấn đề sau:

  • Thứ tự ưu tiên thanh toán

     Luật mới bổ sung điểm mới về các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán. Theo đó, thứ tự được ưu tiên thanh toán như sau: Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt và các chi phí khác.

  • Hạn chế phân chia di sản

     Trong BLDS 2015 đã có sự thay đổi có lợi cho người thừa kế trong việc yêu cầu tòa án quyết định hạn chế phân chia di sản để đảm bảo cuộc sống cho người hưởng di sản. Trong BLDS 2005 có quy định về hạn chế yêu cầu phân chia di sản của người thừa kế khi việc phân chia đó ảnh hưởng tới cuộc sống của người còn sống và thời hạn hạn chế phân chia di sản là không quá 3 năm. Nhưng trong BLDS mới thì thời hạn này đã được kéo dài hơn. Để đảm bảo cuộc sống cho người còn sống thì khi hết thời hạn 3 năm yêu cầu hạn chế mà người còn sống vẫn gặp khó khăn, khi phân chia di sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trong tới cuộc sống của họ thì người thừa kế có thể yêu cầu tòa án gia hạn thêm một thời hạn nữa và không quá 3 năm. Như vậy thời hạn tối đa để hạn chế phân chia di sản là không quá 6 năm và người còn sống phải chứng minh việc chia di sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trong tới cuộc sống của mình. Sau thời hạn trên thì tòa án sẽ phân chia di sản thừa kế theo quy định. Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Sự thay đổi các quy định về thừa kế theo BLDS 2015, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178