• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế độ thai sản là gì? Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có những quyền lợi nào? Pháp luật hiện hành có quy định gì hay không ?

  • Quyền lợi của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
  • lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LAO ĐỘNG NỮ NUÔI CON DƯỚI 12 THÁNG TUỔI 

 Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi đang làm tại một công ty sản xuất sợi, tôi nghỉ thai sản từ 10/11/2019->10/5/2020, nhưng tôi đi làm lại vào 2/5/2020. Thứ nhất, Đến tháng 7/2020 tôi được nhận tiền bồi dưỡng sức khỏe sau thai sản từ bảo hiểm xã hội, nhưng đến nay 1/10/2020 Công ty tôi nhận được văn bản từ bảo hiểm xã hội về việc truy thu tiền bồi dưỡng sức khỏe trên với lý do:

sau khi hết hạn nghỉ thai sản tôi phải nghỉ dưỡng sức khỏe 5->7 ngày( trường hợp của tôi sinh phẫu thuật) mới được hưởng, còn nếu đi làm lại thì đã hưởng lương của công ty rồi thì không được hưởng tiền bồi dưỡng trên. Nhưng tôi không thấy thông báo về việc này từ bảo hiểm xã hội cũng như Công ty tôi? Thứ 2, theo luật nếu người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ trong thời gian làm việc hoặc đi trễ về sớm 60 phút, mà công ty không áp dụng điều này thì Công ty có bồi thường cho người lao động không?

 Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về quyền lợi của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về  quyền lợi của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi như au:

Căn cứ pháp lý:

1.  Chế độ thai sản là gì?

     Mang thai và sinh con là thiên chức cao quý nhất đối với bất kể người phụ nữ nào. Song ngoài thời gian thực hiện trọng trách của một người mẹ, phụ nữ vẫn phải làm việc như những lao động nữ khác. Nhằm giúp lao động nữ có thời gian và điều kiện sức khỏe để chăm sóc con nhỏ, nhà nước đã có những chế độ đặc biệt cho lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. 

     Chế độ thai sản là điều đặc biệt quan tâm đặc biệt đối với lao động nữ trong thời điểm sinh con. Chế độ thai sản là chính sách hỗ trợ quan trọng về thu nhập với người lao động nữ trong thời kỳ sinh con.

2. Thời gian làm việc nghỉ ngơi đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

     Trong quá trình này, người lao động vừa thực hiện nghĩa vụ của người lao động, vừa phải thực hiện trách nhiệm của một người làm vợ, làm mẹ nên nếu thời gian làm việc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe  của người lao động và ảnh hưởng đến con của người lao động khi người mẹ không có nhiều thời gian ở bên cạnh và chăm sóc con.

     Căn cứ điều 155 bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

      Theo quy định pháp luật hiện hành thì người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. Đây là quy định rất phù hợp vì trong các khoảng thời gian này nếu người phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi làm thì sẽ quá sức với họ, không đảm bảo được vấn đề sức khỏe cho người lao động.

     Ngoài ra trong quá trình lao động để người lao động nữ có thêm thời gian để chăm sóc con khi con đang dưới 12 tháng tuổi thì pháp luật lao động quy định về việc rút ngắn thời giờ làm việc mà vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động. Cụ thể đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc của mình, trong thời gian nghỉ ngơi này người lao động vẫn được hưởng toàn bộ quyền lợi của mình.

     Quy định này được áp dụng nhằm mục đích để nguời lao động nữ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Trong quá trình nghỉ người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về việc sắp xếp thời gian nghỉ ở thời điểm nào trong ngày.

3.  Người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi không bị kỷ luật lao động

      Ngoài quyền lợi về thời gian nghỉ ngơi và không phải đi công tác xa thì thêm một quyền lợi dành cho lao động nữ có con dưới 1 tuổi là không bị xử lý kỷ luật lao động. Theo quy định khoản 4 điều 155  Bộ luật lao động 2012 thì khi người lao động vi phạm vào những trường hợp bị kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật hay theo quy chế lao động của người sử dụng lao động.

     Theo đó các hình thức kỷ luật lao động bao gồm hình thức khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức hay sa thải.Tuy nhiên với quy định của pháp luật về bảo vệ người lao động khi vừa mới sinh con thì dù đó là hình thức xử lý kỷ luật lao động nào thì người lao động đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn không bị xử lý kỷ luật trong giai đoạn này.

     Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi và công việc cho người lao động nữ khi đang thực hiện thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên quy định này không có nghĩa là lao động nữ không bị xử lý kỷ luật mà người lao động khi vi phạm sẽ được tạm hoãn xử lý kỷ luật lao động và kể từ thời điểm con đủ 01 tuổi, nếu vẫn còn thời hiệu, lúc này lao động nữ mới bị xử lý kỷ luật.

     Việc vẫn áp dụng xử lý kỷ luật lao động của người lao động để giúp người sử dụng lao động đảm bảo và duy trì trật tự, kỷ cương ở nơi làm việc, tránh trường hợp lao động nữ lợi dụng điều này để vi phạm quy định trong nội quy lao động làm ảnh hưởng đến việc quản lý nhân sự của người sử dụng lao động.

4. Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi không bị sa thải

       Khi lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động không được phép lấy lý do này để sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ khi người sử dụng lao động là cá nhân chết hoặc là tổ chức chấm dứt hoạt động. Vì sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động chấm dứt quan hệ lao động với người lao động, nguyên nhân dẫn tới việc này có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc từ lỗi của người lao động.

       Việc chấm dứt quan hệ lao động trong giai đoạn người lao động dưới 12 tháng tuổi sẽ làm cho người lao động gặp khó khăn trong cuộc sống, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động đến đời sống của người lao động và những người liên quan. Có thể thấy đây là một quy định rất hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định cho lao động nữ cũng như giúp lao động nữ có thu nhập để trang trải chi phí nuôi con nhỏ.

     Như vậy để đảm bảo cho người lao động có việc làm và thu nhập để ổn định cuộc sống, pháp luật lao động quy định về các trường hợp sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không được áp dụng với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vì những điều này vừa đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc khi cùng một lúc thực hiện nhiều thiên chức vừa thể hiện sự quan tâm của pháp luật đối với phụ nữ và trẻ em, là hai đối tượng yếu thế trong xã hội. Từ đó góp phần tạo nên sự bình đẳng công bằng giữa các nhóm đối tượng người lao động.

 5. Được bảo đảm việc làm sau khi nghỉ thai sản

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật lao động 2012:

Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

     Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

      Như vậy pháp luật hiện hành quy định lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì doanh nghiệp phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

6. Không được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi 

Nhằm bảo đảm sức khỏe cho lao động nữ, cũng như không bị ảnh hưởng trong công việc, cũng như khả năng làm mẹ, làm vợ, nhà nước đã đề ra danh mục những ngành nghề, công việc mà doanh nghiệp không được sử dụng lao động nữ, bao gồm:

  • Những công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.
  • Những công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH có quy định cụ thể về danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ, lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

7. Hưởng chế độ ốm đau khi con ốm

 Căn cứ điều 25 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

      Theo khoản 2 điều 25 luật bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau khi con dưới 7 tuổi ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

      Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

       Lao động nữ hưởng chế độ ốm đau theo quy định nêu trên thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

8. Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản 

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

     Như vậy lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

     Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

     Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nêu trên do doanh nghiệp và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do doanh nghiệp quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  •  Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

      Như vậy với trường hợp của bạn, bạn đi làm trước thời hạn cho nên bạn phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Mặt khác, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh chỉ áp dụng cho trường hợp quy định tại điều 41 luật bảo hiểm xã hội 2014. Pháp luật có quy định sau khi nghỉ chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Hiện tại thì bạn đã khỏe mạnh thì không được nghỉ dưỡng sức sau sinh theo quy định nêu trên. Và việc truy thu số tiền đó là đúng quy định của pháp luật.

    Nếu doanh nghiệp nào không chấp hành các quy định theo điều 155 Bộ luật lao động 2012 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu sử dụng người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa, không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày; xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: quyền lợi của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về quyền lợi của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về Quyền lợi của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

 Bài viết tham khảo:

Chuyên viên: Lan Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178