• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty như thế nào theo quy định hiện hành, trách nhiệm của công chức khi có quyết định nghỉ hưu

  • Quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty như thế nào theo quy định hiện hành
  • quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty

Câu hỏi của bạn: 

     Anh chị cho e hỏi 1 giám đốc doanh nghiệp nhà nước sắp về hưu đến tháng 9/2018 nghỉ hưu thì có được kí kết các hợp đồng quan trọng như bổ nhiệm nhân sự hay tuyển nhân sự không ạ?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty

     1. Quy định của pháp luật về quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty

     Quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty được pháp luật quy định cụ thể tại tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH như sau:

     – Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

     – Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã;

     – Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có sử dụng lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động;

     – Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền đối với cơ quan, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại điện của nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam;

     – Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động;

     – Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động. [caption id="attachment_92198" align="aligncenter" width="408"]quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty[/caption]

     2. Trách nhiệm của công chức khi có quyết định nghỉ hưu

     Theo Điều 10 Nghị định 46/2010/NĐ-CP:" Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để công chức biết theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chuẩn bị người thay thế."

     Và Khoản 1, Khoản 3 Điều 11 Nghị định 46/2010/NĐ-CP như sau:

     " 1. Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra quyết định nghỉ hưu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

     3. Công chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận trước thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu."

     Như vậy, trước 6 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, giám đốc công ty bạn sẽ nhận được thông báo nghỉ hưu và trước 3 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu sẽ nhận được quyết định nghỉ hưu, trong khoảng thời gian này giám đốc công ty bạn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận. Ở đây, ngoài trách nhiệm bàn giao công việc, trong thời gian này, giám đốc công ty vẫn phải thực hiện đầy đủ công việc và chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Do đó, quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty bạn hoặc quyền quyết định bổ nhiệm nhận sự hay ký kết hợp đồng quan trọng khác vẫn thuộc thẩm quyền của giám đốc công ty bạn.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về quyền ký kết HĐLĐ của giám đốc công ty, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178