• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tùy từng trường hợp Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất hay giao cả đất và rừng sản xuất thì quyền hạn chủ đất đối với rừng sản xuất sẽ khác nhau...

  • Quyền hạn chủ rừng đối với đất rừng sản xuất năm 2019
  • Quyền hạn chủ rừng đối với đất rừng sản xuất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN HẠN CHỦ RỪNG ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT

Câu hỏi của bạn về quyền hạn chủ rừng đối với rừng sản xuất: 

     Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau: Tôi có 20ha đất rừng sản xuất được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn 50 năm. Hiện tại trên đất rừng sản xuất có ít cây rừng tự nhiên và nhiều cây bụi. Vậy tôi có thể khai thác và đốt để trồng cây rừng( gỗ keo) được không ạ? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về quyền hạn chủ rừng đối với rừng sản xuất:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền hạn chủ rừng đối với rừng sản xuất; chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền hạn chủ rừng đối với rừng sản xuất, như sau:

1. Căn cứ pháp lý về quyền hạn chủ rừng đối với rừng sản xuất

2. Nội dung tư vấn về quyền hạn chủ rừng đối với rừng sản xuất

     Theo như trình bày của bạn thì việc Nhà nước giao 20ha đất rừng sản xuất cho bạn và bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn 50 năm. Bạn không nói rõ về việc Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất hay giao cả đất và rừng sản xuất. Đối với mỗi trường hợp thì quyền hạn chủ rừng đối với rừng sản xuất là khác nhau, cụ thể:

2.1. Quyền chung của chủ rừng sản xuất

     Căn cứ Điều 73 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về quyền chung của chủ rừng sản xuất, như sau:

  • Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
  • Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
  • Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
  • Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
  • Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
  • Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
  • Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
  • Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.

     Như vậy, theo quy định tại Điều 73 Luật lâm nghiệp thì chủ rừng sản xuất có một số quyền hạn như trên. Còn quyền hạn cụ thể đối với trường hợp Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất hay giao cả đất và rừng sản xuất thì được trình bày tại mục 2.2 và mục 2.3 dưới đây.

2.2. Quyền riêng của chủ rừng được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất 

     Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 135 Luật đất đai năm 2013 và Khoản 1 Điểu 84 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về quyền riêng của chủ rừng được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, như sau: 

  • Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
  • Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản xuất do chủ rừng đầu tư;
  • Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật lâm nghiệp năm 2017;
  • Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước;
  • Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;
  • Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, trong trường hợp bạn được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất thì bạn không được phép khai thác cây tự nhiên trong rừng sản xuất được giao mà chỉ được đốt cây bụi để chuẩn bị đất trồng rừng nhưng phải thực hiện đúng theo quy định về phòng cháy chữa cháy được quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật lâm nghiệp năm 2017 và Khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CP. [caption id="attachment_145324" align="aligncenter" width="450"]Quyền hạn chủ rừng đối với đất rừng sản xuất          Quyền hạn chủ rừng đối với đất rừng sản xuất[/caption]

2.3. Quyền riêng của chủ rừng được Nhà nước giao đất và rừng sản xuất

     Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 135 Luật đất đai năm 2013 và Khoản 1 Điều 82, Khoản 1 Điểu 84 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về quyền riêng của chủ rừng được Nhà nước giao đất và rừng sản xuất

  • Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, được khai thác lâm sản khi chủ rừng có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
  • Đối với rừng sản xuất là rừng trồng: Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình; Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.
  • Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
  • Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản xuất do chủ rừng đầu tư;
  • Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật lâm nghiệp năm 2017;
  • Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước;
  • Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;
  • Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
  • Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, trong trường hợp bạn được Nhà nước giao đất và rừng để sản xuất thì bạn được khai thác cây tự nhiên trong rừng sản xuất được giao khi bạn có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận, đồng thời bạn cũng được đốt cây bụi để chuẩn bị đất trồng rừng nhưng phải thực hiện đúng theo quy định về phòng cháy chữa cháy được quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật lâm nghiệp năm 2017 và Khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.      Kết luận: Đối với 20ha đất rừng sản xuất được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn 50 năm. Hiện tại trên đất rừng sản xuất có ít cây rừng tự nhiên và nhiều cây bụi. Tùy từng trường hợp Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất hay giao cả đất và rừng sản xuất thì việc khai thác cây tự nhiên trong rừng sản xuất được giao sẽ được phép hoặc không được phép. Còn trong cả hai trường hợp thì đều được đốt cây bụi để chuẩn bị đất trồng rừng nhưng phải thực hiện đúng theo quy định về phòng cháy chữa cháy được quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật lâm nghiệp năm 2017 và Khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về quyền hạn chủ rừng đối với đất rừng sản xuất quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Trịnh Hợp.  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178