• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất hiện nay. Nếu gửi đơn lên UBND xã yêu cầu giải quyết không thành thì nên làm gì?

  • Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất hiện nay
  • quy trình giải quyết tranh chấp đất đai
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Câu trả hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp: quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai trong gia tộc. Hiện giờ tôi đã nộp đơn lên cấp xã yêu cầu hòa giải. Hỏi nếu không thành thì bước kế tiếp tôi phải làm gì. Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi quy trình giải quyết tranh chấp đất đai chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn quy trình giải quyết tranh chấp đất đai:

1. Tranh chấp đất đai là gì?

     Khoản 24, Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong đó:

  • Người sử dụng đất có thể là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, cơ quan Nhà nước, tổ chức…
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai hoặc nhiều bên là sự không có sự đồng nhất quan điểm về quyền sử dụng đất, không thể tự thỏa thuận được mà cần phải có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

       Giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở. Khi các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu hòa giải (Điều 202 Luật Đất đai 2013). Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết theo Điều 203 Luật Đất đai 2013. [caption id="attachment_2726" align="aligncenter" width="431"]Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai[/caption]

     Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: Nếu đương sự có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 thì do Tòa án nhân dân giải quyết; nếu không thì đương sự lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai     

     Như vậy, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

  • Các bên tự hòa giải hoặc hòa giải thông qua bên thứ ba
  • Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu hòa giải
  • Giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc TAND

     Đối với trường hợp của bạn, vì bạn đã gửi đơn lên UBND xã để yêu cầu hòa giải. Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì bạn có quyền yêu cầu giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền cao hơn là UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất giải quyết 

     Về việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân, bạn có thể tham khảo tại:

     Về nội dung khởi kiện, bạn tham khảo mẫu đơn khởi kiện sau Tải mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án mới nhất

    Để được tư vấn chi tiết về việc quy trình giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất hiện nay quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:  lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

     Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178