• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020 khi người lao động nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

  • Quy định về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020
  • Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN NĂM 2020

Câu hỏi của bạn về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020:

      Xin chào luật sư, tôi năm nay mình 44 tuổi và đã đóng bảo hiểm được 15 năm. Hiện đang công tác tại ngân hàng. Nay tôi muốn hỏi sự việc như sau: Trường hợp tôi muốn nghỉ việc trước tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn muốn đóng bảo hiểm cho đến tuổi về hưu thì có được không? Thủ tục như thế nào? Tôi xin cám ơn.

Câu trả lời của Luật sư về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020 như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020:

2. Nội dung tư vấn về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020:

      Bạn đang muốn biết về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020. Đối với vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020 như sau:

2.1. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

     Điều kiện hưởng chế độ hưu trí được quy định cụ thể tại Điều 54 và Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

     Theo như thông tin bạn cung cấp hiện nay bạn 44 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội được 15 năm. Bây giờ bạn đang muốn nghỉ việc thì theo quy định trên bạn không đủ điều kiện để được hưởng hưu trí. Tuy nhiên, sau khi nghỉ việc bạn vẫn có thể  đóng tiếp bảo hiểm xã hội. Nhưng bạn đã nghỉ việc nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lúc này nếu muốn được hưởng chế độ hưu trí bạn sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
[caption id="attachment_197766" align="aligncenter" width="464"] Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020[/caption]

2.2. Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020.

    Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020 quy định tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH Quyết định ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế như sau:

Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      Theo đó, bạn chỉ cần nộp tờ khai theo mẫu TK1-TS; đồng thời xuất trình chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú để có thể tham gia BHXH tự nguyện. Trường hợp bạn đã được cấp mã số BHXH: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng (không cần kê khai mẫu TK1-TS). 

2.3. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

     Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Điều 9. Phương thức đóng Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: a) Đóng hằng tháng; b) Đóng 03 tháng một lần; c) Đóng 06 tháng một lần; d) Đóng 12 tháng một lần; đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. 2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.

     Đối với trường hợp của bạn, bạn nghỉ việc khi chưa đủ tuổi hưởng lương hưu nên bạn có thể lựa chọn một trong các phương thức sau để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: đóng hàng tháng, đóng 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần. [caption id="attachment_197773" align="aligncenter" width="515"] Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020[/caption]

2.4. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

     Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện cụ thể như sau:

  •  Mức đóng hằng tháng được hướng dẫn như sau:

    Mdt =  22%  x  Mtnt Trong đó: - Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng. - Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

    Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng) Trong đó: - CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng). - m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.      Trong đó mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Theo quy định hiện nay mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 700 000 đồng và mức lương cơ sở là  1 490 000 đồng. Theo đó, mức thu nhập hàng tháng bạn có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là 700 000 đồng và cao nhất là 29 800 000 đồng.

  •  Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng  nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
  • Mức đóng cho trường hợp bạn lựa chọn phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

    Trong đó: - T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng). - Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng). - r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng). - n: Số năm đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5. - i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12)

     Như vậy, nếu bạn lựa chọn phương thức đóng nào thì phải lựa chọn mức đóng tương ứng với phương thức đó. Chẳng hạn như bạn lựa chọn phương thức đóng là đóng hàng tháng thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng của bạn sẽ là 22% mức thu nhập do bạn lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. 
     Kết luận: Đối với trường hợp của bạn, khi bạn nghỉ việc trước tuổi nghỉ hưu bạn không đủ các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật. Bạn muốn hưởng chế độ hưu trí thì bạn phải tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bạn chỉ cần nộp tờ khai theo mẫu TK1-TS; đồng thời xuất trình chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú để đối chiếu thông tin. Trường hợp người tham gia đã được cấp mã số BHXH: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng (không cần kê khai mẫu TK1-TS). Bạn có thể lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp với điều kiện của bản thân. Bạn lựa chọn phương thức nào thì phải tuân thủ đúng mức đóng của phương thức đó.
     Bài viết tham khảo :

     Để được tư vấn chi tiết về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                   Chuyên viên: Nguyễn Ngọc

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178