Quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ theo luật mới nhất
10:47 31/07/2018
Quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ... Thời giờ làm việc bình thường...Thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ hiện nay... Ca làm việc của NLĐ...
- Quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ theo luật mới nhất
- Quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ
Câu hỏi của bạn:
Hiện tôi đang làm công việc trực sóng truyền hình. Bình thường bên tôi có các ca làm việc xen kẽ như sau : Hành chính (8h-17h) - Ca sáng (6h sáng đến 15h chiều ) - Ca tối (15h đến 24h) - Nghỉ bù ngày hôm sau. Thời gian tới công ty tôi chuyển chỗ làm việc khá xa. Để thuận tiện cho việc đi lại, nhân viên có yêu cầu công ty đổi thời gian làm việc theo thứ tự sau: Hành chính - Tối - Sáng - Nghỉ bù.
Như vậy có vi phạm luật lao động không ạ? Vì giữa ca tối và sáng chỉ cách nhau 6 tiếng. Và có cách nào để thay đổi thời gian làm việc của chúng tôi như trên mà không vi phạm pháp luật không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn Quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ:
1. Thời giờ làm việc bình thường
Theo quy định tại điều 104 Bộ luật Lao động 2012 về thời giờ làm việc bình thường:
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Như vậy, về cơ bản, NSDLĐ có quyền quy định làm việc theo ngày hoặc theo tuần nhưng tổng thời gian làm việc không quá 48 giờ trong một tuần. Đối với những công việc đặc biệt độc hại nguy hiểm theo danh mục Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành thì thời giờ làm việc không quá 6 giờ 1 ngày. Đây được đánh giá là một khoảng thời gian hợp lí để tránh trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng vị thế của mình trong quan hệ lao động nhằm bóc lột, bắt ép NLĐ làm việc quá thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ.
Trong một số trường hợp do tính chất công việc theo ca, kíp mà cần phân bổ lại thời gian làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì người sử dụng lao động phải thống nhất với tập thể NLĐ thông qua việc ký kết thỏa ước lao động tập thể với nguyên tắc chung là thời gian làm việc bình quân không quá 8 giờ/ngày hoặc 10 giờ/ngày (đối với trường hợp quy định theo tuần làm việc) và không quá 48 giờ/tuần tùy theo điều kiện và khả năng của doanh nghiệp. [caption id="attachment_104546" align="aligncenter" width="381"] Quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ[/caption]
2. Quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ hiện nay
Quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ được ghi nhận tại điều 109 Bộ luật lao động: "NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác."
Mặc dù pháp luật không giải thích cụ thể, nhưng ta có thể hiểu nghỉ chuyển ca áp dụng với những ca làm việc dài, NLĐ phải làm việc liên tục không nghỉ trong khoảng thời gian 8 tiếng trở lên (hoặc 6 tiếng đối với công việc đặc biệt nguy hiểm độc hại). Việc quy định NLĐ được nghỉ tối thiểu 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác nhằm đảm bảo NLĐ có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc.
Trong trường hợp của bạn, nếu áp dụng ca làm việc theo thứ tự hành chính - tối - sáng - nghỉ bù thì khi NLĐ chuyển ca làm việc từ tối (15 giờ đến 24 giờ) sang sáng (6 giờ đến 15 giờ), khoảng thời gian giữa 2 ca làm việc chỉ là 6 tiếng. Theo quy định của pháp luật, điều này không thỏa mãn quy định về khoảng thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ là tối thiểu 12 tiếng.
Mặc dù pháp luật quy định khoảng thời gian nghỉ chuyển ca tối thiểu là 12 tiếng nhưng trên thực tế, rất nhiều công ty vì lí do sản xuất hay để thuận tiện cho NLĐ trong vấn đề di chuyển đều thỏa thuận với NLĐ không tuân theo quy định này, khoảng thời gian nghỉ chuyển ca của các công ty ấy giao động từ 6 đến 8 tiếng.
Đối với vấn đề nghỉ chuyển ca ở công ty của bạn, để phù hợp với quy định pháp luật, bạn có thể lựa chọn một trong những giải pháp sau:
- Thỏa thuận với NLĐ giữ nguyên ca làm việc trước đây hoặc thay đổi thời gian làm việc theo ca như sau: ca sáng - hành chính - ca tối - nghỉ bù.
- Nếu vẫn muốn giữ nguyên ca làm việc: hành chính - ca sáng - ca tối - nghỉ bù, bạn có thể sắp xếp NLĐ theo hướng phân công NLĐ làm việc theo một ca cố định trong một khoảng thời gian ngắn trước khi chuyển sang ca khác. Ví dụ : 3 ngày làm ca hành chính - 3 ngày làm ca tối - 3 ngày làm ca sáng, kèm theo nghỉ bù tương ứng trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
Cần lưu ý, cho dù bạn có sắp xếp thời gian làm việc như thế nào cũng phải đáp ứng thời gian làm việc 1 tuần không quá 48 tiếng, cũng như NLĐ được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
.Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật
- Thời gian làm việc nghỉ ngơi với những công việc có tính chất đặc biệt
Để được tư vấn về quy định về thời gian nghỉ chuyển ca của NLĐ theo luật mới nhất quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.