• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động có quyền và trách nhiệm như thế nào khi tham gia BHXH bắt buộc

  • Quy định về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
  • quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

Câu hỏi của bạn về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

       Chào Luật sư! Luật sư cho em hỏi quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Cơ sở pháp lý về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

2. Nội dung tư vấn về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

      Bạn đang muốn biết về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

2.1. Quyền và trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

       Theo quy định tại điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 18. Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, theo quy định trên thì hiện nay quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm được tham gia và hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật gồm chế độ thai sản, chế độ tử tuất, chế độ hưu trí, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ ốm đau. Người lao động sẽ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội và quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình. Khi đủ điều kiện theo quy định người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp xã hội theo các hình thức đăng ký hoặc ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp này.

     Ngoài ra sẽ được hưởng bảo hiểm y tế khi người lao động hưởng lương hưu, hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong trường hợp bị ảnh hưởng quyền lợi người lao động có thể khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. Trên đây là những quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Tất cả những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đều nên nắm được quyền lợi của mình để được hưởng những chính sách pháp luật quy định.

      Theo quy định tại điều 19 luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội (...)

      Theo đó, khi tham gia bảo hiểm xã hội người lao động cần có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Đồng thời khi được cơ quan bảo hiểm xã hội giao sổ bảo hiểm xã hội thì cần có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn sổ bảo hiểm xã hội đó để được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội trên.  [caption id="attachment_199746" align="aligncenter" width="435"] quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội[/caption]

2.2. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động

       Hiện nay theo quy định tại điều 20 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 20. Quyền của người sử dụng lao động

1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật (...)

       Như vậy theo quy định trên người sử dụng lao động có quyền từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quu định của pháp luật. Cụ thể là từ chối những hành vi thỏa thuận với người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội đối với đối tượng bắt buộc hoặc từ chối đóng bảo hiểm xã hội cho những đối tượng không phải làm việc trực tiếp cho doanh nghiệp. Đồng thời người sử dụng lao động có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội

        Theo quy định tại điều 21 Luật bảo hiểm xã hội:

Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

        Người sử dụng lao động cần có trách nhiệm lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động khi ký hợp đồng lao động. Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật; giới thiệu người lao động khi thực hiện thủ tục giám định suy giảm khả năng lao động; phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp xã hội cho người lao động; trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. [caption id="attachment_199747" align="aligncenter" width="444"] quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội[/caption]

2.3. Quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

       Theo quy định tại điều 22 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cơ quan bảo hiểm xã hội có những quyền sau:

Điều 22. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội

1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

4. Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.

5. Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.

6. Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.

7. Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

9. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

       Theo quy định tại điều 23 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

13. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.

14. Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

15. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

        Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong thời gian 2 bên ký kết hợp đồng lao động theo quy định. 

      KẾT LUẬN: Hiện nay theo quy định khi thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động cần thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định.

      Bài viết tham khảo:

       Để được tư vấn chi tiết về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hộiquý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                    Chuyên viên: Hoài Thương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178