Quy định về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện
08:44 08/07/2020
Quy định về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện năm 2020 và điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Quy định về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện
- Người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGƯỜI CAO TUỔI THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN
Câu hỏi của bạn về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện
Chào Luật sư, tôi muốn hỏi mẹ tôi năm nay 65 tuổi, mẹ tôi là nông dân và chưa từng tham gia BHXH mà muốn hưởng lương hưu thì có được đóng BHXH tự nguyện 20 năm để được hưởng lương hưu hay không? Phương thức đóng như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sự về vấn đề người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện như sau:
1. Cơ sở pháp lý về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện
- Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014
- Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật BHXH
- Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH mới nhất
2. Nội dung tư vấn về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện
Bạn đang muốn biết về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện. Đối với vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện như sau:
2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
c) Người lao động giúp việc gia đình;
d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
h) Người tham gia khác. Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo thông tin bạn cung cấp mẹ bạn năm nay 65 tuổi, là nông dân và chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội nên theo quy định trên mẹ bạn đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. [caption id="attachment_198357" align="aligncenter" width="569"] Người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện[/caption]
2.2. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định tại Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Như vậy, để được hưởng chế độ hưu trí mẹ bạn cần đáp ứng hai điều kiện là đủ 55 tuổi và đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên. Mẹ bạn năm nay đã 65 tuổi nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội nên mẹ bạn cần tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm để được hưởng lương hưu.
2.3. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện :
Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.
Đối với trường hợp của mẹ bạn đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng bây giờ mới tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mẹ bạn nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện liên tục cho tới khi đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội ( khi mẹ bạn đến 75 tuổi). Trong thời gian này mẹ bạn có thể lựa chọn một trong các phương phức đóng sau: đóng bảo hiểm xã hội theo tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần,12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm. Sau đó đóng một lần cho 10 năm còn lại để được hưởng lương hưu. [caption id="attachment_198398" align="aligncenter" width="432"] Người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện[/caption]
2.4. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện .
Để được lương hưu mẹ bạn phải đóng bảo hiểm tự nguyện liên tục cho tới khi đủ 10 năm và sau đó đóng một lần cho 10 năm còn lại. Trong 10 năm đầu mẹ bạn lựa chọn phương thức đóng nào thì sẽ có mức đóng tương ứng với phương thức đó cụ thể như sau:
-
Mức đóng hằng tháng được hướng dẫn như sau:
Mdt = 22% x Mtnt Trong đó: – Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng. – Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng) Trong đó: – CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng). – m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n. Trong đó mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Theo quy định hiện nay mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 700 000 đồng và mức lương cơ sở là 1 490 000 đồng. Theo đó, mức thu nhập hàng tháng bạn có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là 700 000 đồng và cao nhất là 29 800 000 đồng.
- Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
-
Mức đóng cho trường hợp bạn lựa chọn phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần như sau:
Trong đó: – T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng). – Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng). – r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng). – n: Số năm đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5. – i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12) Sau khi đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 10 năm mẹ bạn có thể đóng một lần cho 10 năm còn thiếu với mức đóng như sau: Trong đó: – T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng). – Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng). – r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng). – t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120. – i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t
Kết luận: Đối với trường hợp của mẹ bạn vẫn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu. Năm nay mẹ bạn đã 65 tuổi và chưa tham gia bảo hiểm xã hội nếu muốn hưởng lương hưu mẹ bạn phải đóng bảo hiểm xã hội cho tới khi đủ 20 năm. Mẹ bạn nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện liên tục cho tới khi đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội ( tức lúc này mẹ bạn đã 75 tuổi), sau đó đóng 1 lần cho 10 năm còn lại để được hưởng lương hưu. Trong 10 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mẹ bạn có thể tự lựa chọn phương thức đóng phù hợp với điều kiện của bản thân. Đối với 10 năm còn lại mẹ bạn có thể lựa chọn phương thức đóng một lần cho nhiều năm. Như vậy nếu mẹ bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay bây giờ phải đến 75 tuổi mẹ bạn mới đủ điều kiện để được hưởng lương hưu. Do đó, mẹ bạn và gia đình nên cân nhắc về điều kiện tuổi tác, sức khỏe của mẹ bạn và kinh tế của gia đình trước khi tham gia BHXH tự nguyện.
Bài viết tham khảo :
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật hiện hành
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật hiện hành
- Quy định về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2020
Để được tư vấn chi tiết về người cao tuổi tham gia BHXH tự nguyện, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Ngọc