• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về đại diện theo pháp luật và những điều cần lưu ý. Căn cứ vào Điều 141 BLDS, phạm vi đại diện được xác định thông qua quyết định của cơ quan...

  • Quy định về đại diện theo pháp luật và những điều cần lưu ý
  • quy định về đại diện theo pháp luật
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

Kiến thức của bạn: 

Quy định về đại diện theo pháp luật và những điều cần lưu ý.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về quy định về đại diện theo pháp luật:

1. Quy định về đại diện theo pháp luật

     – Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 BLDS, theo đó:

  • Trường hợp con chưa thành niên thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.
  • Đối với người được giám hộ thì người giám hộ là người đại diện theo pháp luật. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  • Đại diện theo pháp luật là người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại 2 trường hợp trên.
  • Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật là người được Tòa án chỉ định.

     – Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 137 BLDS, gồm:

  • Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ.
  • Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
  • Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

     Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân về thời hạn cũng như phạm vi đại diện khác nhau. [caption id="attachment_99890" align="aligncenter" width="410"]quy định về đại diện theo pháp luật Quy định về đại diện theo pháp luật[/caption]

2. Phạm vi đại diện

     Căn cứ vào Điều 141 BLDS, phạm vi đại diện được xác định thông qua quyết định của cơ quan có thẩm quyền, điều lệ pháp nhân, nội dung ủy quyền hoặc quy định khác của pháp luật mà trong đó, người đại diện được quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

     Như vậy, phạm vi đại diện được xác định theo các căn cứ sau:

     - Xác định thông qua quyết định của cơ quan có thẩm quyền: Nếu đại diện được xác lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và trong quyết định đó đã xác định phạm vi đại diện thì người đại diện chỉ được nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện công việc trong phạm vi đó. Chẳng hạn, Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

     - Xác định thông qua điều lệ của pháp nhân: Phạm vi đại diện đối với quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được xác định theo điều lệ của chính pháp nhân được đại diện. Chẳng hạn, điều lệ của một công ty xác định: Người đại diện theo pháp luật của công ty chỉ được nhân danh công ty ký kết các hợp đồng có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu.

     - Xác định thông qua nội dung ủy quyền: Đối với đại diện theo ủy quyền thì phạm vi đại diện luôn được xác định theo nội dung ủy quyền đã thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc đã được xác định trong văn bản ủy quyền hành chính. 

      Phạm vi ủy quyền có thể được coi là một trong các loại điều khoản cơ bản trong hợp đồng ủy quyền hoặc một nội dung quyết định giá trị của giấy ủy quyền. Do đó, trong trường hợp phạm vi đại diện không được xác định cụ thể trong nội dung ủy quyền thì có thể coi như hợp đồng ủy quyền đó không được xác lập hoặc giấy ủy quyền được xác lập là không có giá trị.

     - Xác định thông qua quy định khác của pháp luật: Phạm vi đại diện còn có thể được xác định theo quy định của pháp luật trong trường hợp pháp luật có quy định khác. Quy định này được hiểu rằng, trong trường hợp pháp luật đã quy định về phạm vi đại diện thì giới hạn có thể mà người đại diện được xác lập, thực hiện các giao dịch chỉ nằm trong phạm vi luật định dù các bên có thỏa thuận hoặc điều lệ đã xác định. 

     Ví dụ: Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định: Người đại diện của công ty không được nhân danh công ty để xác lập hợp đồng, giao dịch với bên kia là thành viên của công ty nếu không được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên.

3. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

     Căn cứ vào Điều 139 BLDS quy định về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện như sau:

     - Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

     - Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

    - Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề đại diện theo pháp luật và những điều cần lưu ý quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178