• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định hiện nay về các trường hợp đương nhiên xóa án tích của bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 và thủ tục để được xóa án tích.

  • Quy định về các trường hợp đương nhiên xóa án tích
  • Các trường hợp đương nhiên xóa án tích
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Chào luật sư tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi về trường hợp xóa án tích. Theo tôi được biết hiện nay đã có quy định về các trường hợp đương nhiên được xóa án tích, quy định này có đúng hay không? Nếu có quy định này thì điều kiện để đương nhiên được xóa án tích là gì và thủ tục xóa án tích như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.

Câu trả lời của luật sư:

1. Đương nhiên được xóa án tích là gì?

     Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích tồn tại trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án. Sau khi chấp hành xong bản án, trải qua một thời hạn nhất định chứng tỏ người phạm tội đã phục thiện, Nhà nước sẽ xoá án tích cho người bị kết án. Xóa án tích được quy định cụ thể tại Điều 69 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 69. Xóa án tích

1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

    Theo quy định trên người bị kết án sẽ được xóa án tích khi thuộc các trường hợp: đương nhiên được xóa án tích, xóa bỏ án tích theo quy định của tòa án và xóa án tích trương một số trường hợp đặc biệt. Như vậy, có thể thấy đương nhiên được xóa án tích là một trong các trường hợp được xóa án tích theo quy định của pháp luật khi đáp ứng đủ các quy định của Bộ luật hình sự.

2. Các trường hợp đương nhiên được xóa án tích

     Bạn sẽ đương nhiên được xóa án tích khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích

1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.

     Theo quy định trên, đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, đã chấp hành xong hình phạt, thời gian thử thách và trong thời hạn quy định không phạm tội mới.

3. Thủ tục đương nhiên xóa án tích

     Theo đó, Bộ Tư pháp sẽ hướng dẫn cho các Sở và các Sở Tư pháp trực tiếp quy định các thủ tục chi tiết để xóa án tích cho các trường hợp được đương nhiên xóa án tích. Những người muốn làm thủ tục đương nhiên xóa án tích sẽ nộp đơn tới Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mình thường trú.

- Nộp hồ sơ xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích:

Hồ sơ gồm có:

  •  Chứng minh thư sổ hộ khẩu bản sao công chứng;
  • Trích lục hoặc bản sao Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu đã xét xử tại cấp phúc thẩm thì cung cấp cả trích lục hoặc bản sao Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm.
  • Căn cứ vào hình phạt chính tại Bản án, công dân phải nộp một trong các giấy tờ (bản chính) sau đây:
    • Giấy chứng nhận đặc xá do Trại giam nơi thi hành án cấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá)
    • Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù giam và đã chấp hành xong hình phạt tù)
    • Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo)
    • Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giảm giữ do Cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận, huyện, thị xã cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt cải tạo không giam giữ)
    • Biên lai nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác như: bồi thường, truy thu,… trong bản án hình sự hoặc Giấy xác nhận kết quả thi hành do Cơ quan thi hành án dân sự cấp hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến việc xác nhận đã nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác.

    - Sau khi công dân nộp đầy đủ các giấy tờ nêu trên, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản yêu cầu xác minh cho UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian đang có án tích hay không.

     - UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gửi văn bản thông báo kết quả xác minh (theo mẫu quy định) cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác minh.

   - Ngay sau khi nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh của UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, Sở Tư pháp sẽ giải quyết việc xóa án tích cho công dân.

     Kết luận: Như vậy, đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, đã chấp hành xong hình phạt, thời gian thử thách và trong thời hạn quy định không phạm tội mới. Khi đã đáp ứng đủ điều kiện thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như chúng tôi đã tư vấn ở trên để xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích.

 

Tình huống tham khảo: Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp

     Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề sau: Tôi chuẩn bị đi làm ở một công ty mới và công ty yêu cầu tôi phải nộp giấy lý lịch tư pháp. Tôi muốn hỏi tôi phải đến đâu để xin phiếu lý lịch tư pháp. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã tư vấn.

 

Trả lời:

     Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 44 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 như sau:

Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

     Như vậy bạn là công dân Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cho bạn là Sở tư pháp nơi bạn thường trú. Trong trường hợp bạn không có nơi thường trú thì Sở tư pháp nơi bạn tạm trú sẽ có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cho bạn. Nếu bạn không có nơi thường trú và nơi tạm trú thì có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về các trường hợp đương nhiên được xoá án tích

+ Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về các trường hợp đương nhiên được xoá án tích. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết. + Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về các trường hợp đương nhiên được xoá án tích số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033 + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi các trường hợp đương nhiên được xoá án tích tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178