• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghị định 51/2020/NĐ-CP ban hành ngày 21/4/2020 đã bãi bỏ một số quy định trong đó co quy định về vấn đề bồi thường đường dây điện đi qua đất:

  • Quy định về bồi thường đường dây điện đi qua đất
  • bồi thường đường dây điện đi qua đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BỒI THƯỜNG ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN ĐI QUA ĐẤT

Câu hỏi của bạn về vấn đề bồi thường đường dây điện đi qua đất:

     Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp giúp đó là: Tôi có một thửa đất nay bị đường dây điện đi qua thì tôi có được bồi thường gì không? Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề bồi thường đường dây điện đi qua đất:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề bồi thường đường dây điện đi qua đất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề bồi thường đường dây điện đi qua đất như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề bồi thường đường dây điện đi qua đất:

2. Nội dung tư vấn về vấn vấn đề bồi thường đường dây điện đi qua đất:

    Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp Nhà nước không thu hồi đất nhưng quyền của người sử dụng đất bị hạn chế thì người sử dụng đất cũng sẽ được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ khi có đủ điều kiện. Cụ thể đối với trường hợp đường dây điện đi qua đất làm hạn chế quyền của chủ sử dụng đất:

2.1 Quy định về vấn đề bồi thường đường dây điện đi qua đất

2.1.1 Đối với các trường hợp phát sinh trước ngày 21/4/2020

Tại Điều 19 Nghị định 14/2014/NĐ-CP có quy định:

Điều 19. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

1. Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

a) Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai;

b) Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;

c) Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang;

d) Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.

2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

3. Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.

     Theo đó, căn cứ quy định trên của pháp luật, đối với các trường hợp từ trước ngày 21/4/2020 đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không mà không thuộc diện phải thu hồi đất thì được bồi thường như sau:

  • Đối với đất ở: Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang
  • Đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất:  thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

     Như vậy, theo quy định này, khi có đường dây điện đi qua mà không thuộc diện thu hồi đất thì được bồi thường và hỗ trợ.

2.1.2 Đối với các trường hợp phát sinh sau ngày 21/4/2020

Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 2.

1. Bãi bỏ khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 6, khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 9, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17, Điều 19, Điều 21, điểm d khoản 1 Điều 24 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.

     Như vậy, theo quy định trên, từ ngày 21/4/2020 Nghị định 51/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì quy định về vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không tại Điều 19 Nghị định 14/2014/NĐ-CP trước đây đã bị bãi bỏ. 

     Tuy nhiên, tại Điều 94 Luật đất đai 2013 có quy định:

Điều 94. Bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn

     Khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốc phòng, an ninh có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chính phủ.

     Như vậy, căn cứ quy định tại Luật đất đai thì khi có đường dây điện đi qua đất mà không thuộc diện phải thu hồi đất nhưng bị hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường thiệt hại này. [caption id="attachment_198985" align="aligncenter" width="450"] bồi thường đường dây điện đi qua đất[/caption]

2.2 Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

     Tại Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP có quy định về vấn đề bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toan đường dây dẫn điện trên không như sau:

1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau:

a) Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.

b) Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.

2. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền

a) Nếu chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư công trình lưới điệncao áp phải chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm đáp ứng các điều kiện đó;

b) Trường hợp phá dỡ một phần, phần còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư lưới điện cao áp có trách nhiệm: Chi trả, bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ hoặc bồi thường di dời nhà ở công trình theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Trường hợp nhà ở, công trình không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này, mà phải dỡ bỏ hoặc di dời, thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

[caption id="attachment_198987" align="aligncenter" width="450"] bồi thường đường dây điện đi qua đất[/caption]

2.3 Bồi thường đối với nhà ở, công trình ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

     Được quy định tại Điều 20 Nghị định 14/2014/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung tại Khoản 14 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 20. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và thuộc khu vực có cường độ điện trường lớn hơn quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CPthì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ để di dời như đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải giải tỏa theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

2. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn và giữa hai đường dây dẫn điện trên không điện áp 500 kV, có khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai dây dẫn pha ngoài cùng gần nhất của hai đường dây nhỏ hơn hoặc bằng 60 mét thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được lựa chọn một trong hai hình thức xử lý sau:

a) Được bồi thường, hỗ trợ để di dời như như đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải giải tỏa theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

b) Nếu không có nhu cầu di dời thì phải có văn bản đề nghị được ở lại gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để đầu tư xây dựng đường dây 500 kV xây dựng sau và được bồi thường đất, nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định này.

     Như vậy, với nhà ở, công trình ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp nếu thuộc trường hợp phải di dời thì được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề bồi thường đường dây điện đi qua đất quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Quỳnh Mai

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178