Quy định pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
09:09 30/08/2017
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. tôi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những năm mất quyết định hợp đồng lao động có được [...]
- Quy định pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quy định pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Kiến thức của bạn:
Chào luật sư! Tôi có câu hỏi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện muốn nhờ luật sư tư vấn: tôi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những năm mất quyết định hợp đồng lao động có được không ạ? Cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng t`ư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nội dung tư vấn về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
2. Hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Giấy đề nghị thay đồi phương thức đóng (theo mẫu);
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Chứng minh thư nhân dân
Bạn nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thay đổi phương thức đóng bảo hiểm xã hội đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đang tạm trú. Tại đây, cơ quan bảo hiểm sẽ hướng dẫn bạn đăng ký mức lương muốn đóng bảo hiểm xã hội.
3. Phương thức và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khoản 2 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
- Hằng tháng;
- 03 tháng một lần;
- 06 tháng một lần;
- 12 tháng một lần;
- Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng được quy định như trên.
Khoản 1 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là:
"1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở."
Theo quy định pháp luật, háng tháng người lao động phải đóng 22% mức thu nhập hàng tháng do người lao động chọn để đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo tại nông thôn và không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thông qua phương thức đóng 1 lần, hàng tháng, ba tháng, sáu tháng, mười hai tháng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật hiện hành
- Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo
- Tư vấn chế độ thai sản miễn phí trực tuyến qua tổng đài
- Tư vấn trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
- Tư vấn bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và người lao động
- Tư vấn bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178