Tổng hợp một số quy định mới về đất đai tại Hà Nội có hiệu lực từ 7/10/2024
03:41 02/10/2024
Ngày 27/9/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này chính thức có hiệu lực và được thi hành từ ngày 07/10/2024. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của quy định mới về đất đai tại Hà Nội
- Tổng hợp một số quy định mới về đất đai tại Hà Nội có hiệu lực từ 7/10/2024
- quy định mới về đất đai tại Hà Nội
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Ngày 27/9/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quyết định này chính thức có hiệu lực và được thi hành từ ngày 07/10/2024.
Khi Quyết định này có hiệu lực thi hành, một số Quyết định hướng dẫn chi tiết trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Hà Nội sẽ hết hiệu lực và kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong chính sách pháp luật đất đai.
Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý được quy định tại Quyết định 61/2024/QĐ-UBND.
1. Tăng diện tích, kích thước tối thiểu của các thửa đất hình thành sau khi tách thửa
Cụ thể, theo quy định mới này, các thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 50m2 đối với thửa đất tại các phường, trong khi quy định cũ trước đây chỉ cần diện tích tối thiểu là 30m2.
Hoặc diện tích các cạnh chiều dài, chiều rộng của thửa đất cũng tăng từ 3m lên 4m.
Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa tại các xã vùng đồng bằng, xã vùng trung du, xã vùng miền núi cũng tăng lên lần lượt là 80m2, 100m2, 150m2 và kích thước cạnh dao động 4m-5m-6m tùy từng khu vực cụ thể.
Bên cạnh đó, khi tách thửa đất nếu hình thành lối đi thì lối đi phải có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên đối với các phường, thị trấn và từ 4m trở lên đối với các xã còn lại. Trong khi đó, theo quy định cũ, ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.
2. Bổ sung quy định về điều kiện tách thửa đất đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác không phải là đất ở
Tại các văn bản trước đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ quy định về diện tích, kích thước tách thửa đối với đất ở mà không quy định đối với các loại đất khác. Dẫn đến người dân gặp nhiều khó khăn khi có nhu cầu tách thửa các loại đất khác ngoài đất ở vì không có quy định để áp dụng.
Thì đến Quyết định mới này, các quy định về điều kiện, diện tích, kích thước tối thiểu tách thửa đối với các loại đất: đất nông nghiệp (bao gồm: đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác) và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (đất thương mại, dịch vụ; đất phi nông nghiệp khác không phải là đất thương mại dịch vụ).
Theo đó, diện tích tách thửa đối với đất nông nghiệp từ 300m2 đến 5000m2 tùy từng khu vực và tùy từng loại đất cụ thể, còn diện tích tách thửa đối với đất phi nông nghiệp là từ 400m2 đến 2000m2
3. Điều chỉnh quy định về xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất, giao đất
Trong đó một số quy định thay đổi như:
- Quy định riêng biệt về hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất ở;
- Hạn mức công nhận đất ở quy định với 5 khu vực: các quận nội thành, các phường thuộc thị xã Sơn Tây và thị trấn; các xã vùng đồng bằng; các xã vùng trung du và các xã vùng miền núi. Còn hạn mức giao đất ở quy định với 4 khu vực: các phường, thị trấn; các xã vùng đồng bằng; các xã vùng trung du và các xã vùng miền núi; không còn khu vực các xã giáp ranh các quận.
- Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở các quận nội thành tăng từ 90m2 lên 120m2;
- Mức tối thiểu hạn mức giao đất ở tăng từ 30m2 lên 50m2 đối với đất tại khu vực phường.
4. Một số nội dung được quy định tại Quyết định 61/2024/QĐ-UBND
Ngoài các nội dung đáng chú ý như trên, tại Quyết định ban hành quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội còn quy định về các vấn đề khác như:
- Tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng dưới 02 ha đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác;
- Việc rà soát, công bố công khai, lập danh mục và giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp hoặc nằm xen kẹt không có đường giao thông kết nối do Nhà nước quản lý;
- Văn bản chấp thuận về nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội;
- Điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành dự án độc lập đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất mà khu vực thực hiện dự án có diện tích đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý;
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai
- Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Xử lý các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và mục đích quốc phòng, an ninh
5. Chuyên mục hỏi đáp:
Câu hỏi 1: Tôi có thửa đất 80m2 ở phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm muốn tách làm 2 phần cho 2 con thì có tách được theo luật mới không?
Theo quy định mới từ 7/10/2024, trường hợp của bạn chưa đủ điều kiện tách thửa đất, các thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 50m2 thay vì 30m2 như quy định cũ.
Câu hỏi 2: Lối đi hình thành khi tách thửa đất phải rộng mấy mét?
Theo quy định mới, khi tách thửa đất có hình thành lối đi thì lối đi phải có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên đối với các phường, thị trấn và từ 4m trở lên đối với các xã còn lại
Bài viết cùng chuyên mục: