• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Muốn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cần làm thủ tục như thế nào theo pháp luật

  • Quy định chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHUYỂN NƠI HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

Câu hỏi của bạn về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

       Chào Luật sư! Em xin trình bày vấn đề muốn được tư vấn ạ.

       Em tham gia BHXH từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2020. Em đã làm thủ tục nhận BHTN tại tỉnh A và có giấy hẹn vào ngày 22/6/2020 tới trung tâm BHXH tại tỉnh A để nhận kết quả. Nhưng hiện tại e đã chuyển sang tỉnh B sinh sống. Và e có 2 trường hợp cần hỏi như sau: 

       TH1. Nếu bây giờ em về tỉnh A nhận kết quả và lãnh tiền BHTN tháng thứ 1 và muốn làm thủ tục chuyển giao hồ sơ vào trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh B tại nơi em đang sinh sống để tiện nhận tiền tháng thứ 2 và thứ 3 thì có được không ạ? 

       TH2. Nếu bây giờ em không đến nhận kết quả và trong mấy tháng tiếp theo đây em không đóng BHTN thì có được bảo lưu BHTN nữa hay không ạ? Hay em phải đóng BHTN trong mấy tháng nữa thì sẽ được bảo lưu ạ. 

        Em xin chân thành cảm ơn! 

Câu trả lời của luật sư về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

1. Cơ sở pháp lý về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Nội dung tư vấn về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

      Bạn đang muốn biết về thủ tục và quy định chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đối với vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

2.1. Trường hợp chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

      Theo quy định tại điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này. Kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp quá thời hạn theo quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng nhiều nhất không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

8. Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, theo quy định nếu bạn nhận trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh A được 1 tháng và có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau khi nộp đơn trung tâm dịch vụ việc làm sẽ cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn chuyển đến. [caption id="attachment_197142" align="aligncenter" width="414"] chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp[/caption]

2.2. Trường hợp không nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

      Theo quy định tại điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

 2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp

a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

3. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

5. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong trường hợp hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu tại Khoản 3 Điều này được cộng dồn theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.

.....

      Theo quy định tại khoản 1 điều 45 Luật Việc làm 2013:

Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

...........

      Như vậy, trong trường hợp sau 2 ngày kể từ ngày hẹn, bạn không đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 7 ngày ngày làm việc kể từ ngày bạn không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn trong trường hợp hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu tại Khoản 3 Điều này được cộng dồn theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo. [caption id="attachment_197143" align="aligncenter" width="329"] chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp[/caption]

      KẾT LUẬN: Trong trường hợp của bạn nếu lựa chọn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn sẽ cần hưởng tối thiểu ở tỉnh A 1 tháng. Sau đó làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sang tỉnh B theo quy định của pháp luật. Còn nếu trường hợp bạn không muốn chuyển và không nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đã từng đóng bạn sẽ được bảo lưu để tính cho lần hưởng trợ cấp tiếp theo.

Bài viết tham khảo:

       Để được tư vấn chi tiết về chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệpquý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                    Chuyên viên: Hoài Thương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178