• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật..

  • Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
  • xây dựng theo quy hoạch đô thị
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị

Kiến thức của bạn:

     Quy định của pháp luật về Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quy hoạch đô thị 2009
  • Nghị định 37/2010/NĐ-CP

Nội dung tư vấn: Theo quy định tại điều 3 luật Quy hoạch đô thị 2009:

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

1/ Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị

  • Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Công trình xây dựng hiện có phù hợp với quy hoạch đô thị nhưng chưa phù hợp về kiến trúc thì được tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình thì phải bảo đảm yêu cầu về kiến trúc theo quy định của pháp luật.
  • Công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị. Trong thời gian chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2/ Quản lý phát triển đô thị mới

  • Quản lý phát triển đô thị mới
    • Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới liên tỉnh.
    • Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới thuộc tỉnh.
    • Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý phát triển đô thị mới.
  • Trách nhiệm Ban Quản lý phát triển đô thị mới
    • Tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    • Lập kế hoạch phát triển tổng thể đô thị mới về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình thương mại, công nghiệp và dịch vụ đô thị.
    • Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư các dự án đảm bảo đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển theo từng giai đoạn của đô thị mới.
    • Phối hợp với Bộ, ngành và địa phương có liên quan, các chủ đầu tư trong việc quản lý sử dụng đất đai; quản lý đầu tư xây dựng và không gian, kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch đô thị; kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch đô thị.

3/ Quản lý cải tạo đô thị

  • Nguyên tắc cải tạo đô thị
    • Trường hợp xây dựng lại toàn bộ một khu vực trong đô thị phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai; đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng yêu cầu về hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng và môi trường trong khu vực và với khu vực xung quanh.
    • Trường hợp cải tạo, nâng cấp một khu vực để cải thiện, nâng cao điều kiện sống người dân trong khu vực phải đảm bảo kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sự hài hòa không gian, kiến trúc trong khu vực cải tạo và với khu vực xung quanh.
    • Trường hợp nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến các hoạt động và môi trường của đô thị.
    • Trường hợp chỉnh trang kiến trúc công trình phải đảm bảo nâng cao chất lượng không gian, cảnh quan của khu vực và đô thị.
  • Trách nhiệm quản lý cải tạo đô thị
  • Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm:
    • Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, công cộng để xác định khu vực cần cải tạo trong đô thị.
    • Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các cơ quan có liên quan về nội dung và kế hoạch cải tạo đô thị.
    • Lập danh mục các dự án cải tạo đô thị và đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo giai đoạn 5 năm và hàng năm, để làm cơ sở bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
    • Công khai chương trình, kế hoạch cải tạo hàng năm để tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện và giám sát thực hiện.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn để chúng tôi ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178