Quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH
17:11 11/03/2019
Việc quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH được thực hiện một cách chặt chẽ. Trong đó, sau mỗi kỳ học, công chức, viên chức phải báo cáo kết quả [...]
- Quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH
- Quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH
Câu hỏi của bạn về quy định về quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về việc quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH được thực hiện như thế nào?
Câu trả lời của luật sư về quy định về quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH như sau:
1. Cơ sở pháp lý về quy định về quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH
2. Nội dung tư vấn về quy định về quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH
Việc quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH được thực hiện một cách chặt chẽ. Trong đó, sau mỗi kỳ học, công chức, viên chức phải báo cáo kết quả học tập với Thủ trưởng đơn vị quản lý. Kết thúc khóa học phải nộp báo cáo kết quả học tập và nộp các văn bằng chứng chỉ về cho Ban Tổ chức cán bộ.
2.1 Quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH
Điều 26 Quyết định 133/QĐ-BHXH về quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành BHXH quy định về việc quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH như sau:
Thứ nhất: Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau mỗi kỳ học phải báo cáo kết quả học tập với Thủ trưởng đơn vị quản lý sử dụng công chức, viên chức (đối với các khóa học trong nước). Kết thúc khóa học phải báo cáo kết quả học tập và nộp các văn bằng, chứng chỉ (bản sao công chứng) về Ban Tổ chức cán bộ (đối với cán bộ do BHXH Việt Nam quản lý), về Phòng Tổ chức - Cán bộ (đối với cán bộ do BHXH tỉnh, đơn vị sự nghiệp
Thứ hai: Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày về nước phải báo cáo kết quả học tập với Thủ trưởng đơn vị quản lý sử dụng công chức, viên chức và Ban Tổ chức cán bộ. Đối với các trường hợp đi học dài hạn khi trở về, phải báo cáo thêm nội dung khóa học và làm các thủ tục tiếp nhận, bố trí công tác.
Thứ ba: Trường hợp theo yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng phải kéo dài thời gian học tập hoặc không theo hết khóa học, công chức, viên chức đi học phải báo cáo Tổng Giám đốc (qua Ban Tổ chức cán bộ), Thủ trưởng đơn vị và chỉ được kéo dài thời gian học tập sau khi có quyết định gia hạn của Tổng Giám đốc hoặc Thủ trưởng đơn vị theo phân cấp. Hết thời hạn ghi trong quyết định gia hạn, công chức, viên chức đi học phải trở về đơn vị công tác. [caption id="attachment_151051" align="aligncenter" width="450"] Quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH[/caption]
2.2 Các hình thức đào tạo công chức ngành BHXH
Điều 22 Quyết định 133/QĐ-BHXH về quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành BHXH quy định về việc các hình thức đào tạo công chức ngành BHXH như sau:
Thứ nhất: Các hình thức cơ bản tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là tập trung, bán tập trung, tập huấn và bồi dưỡng ngắn hạn.
Thứ hai: Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp đối với từng đối tượng công chức, viên chức đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ ba: Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học; tăng cường hoạt động đối thoại, trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.
Thứ tư: Công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Quy chế này đều phải được kiểm tra kết quả học tập. Việc kiểm tra kết quả học tập do các đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Có thể áp dụng hình thức kiểm tra phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng như: kiểm tra viết, vấn đáp, trắc nghiệm, và các hình thức khác theo quy định.
Như vậy, công chức, viên chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội sẽ được quản lý một cách chặt chẽ để đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức một cách hiệu quả nhất.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về quản lý công chức được cử đi đào tạo BHXH, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Nhung