• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

NLĐ có thể không được giải quyết chế độ tai nạn lao động khi gặp tai nạn do sử dụng rượu bia, ma túy, chất kích thích khác

  • Không được hưởng chế độ tai nạn lao động khi nào
  • Không được hưởng chế độ tai nạn lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Không được hưởng chế độ tai nạn lao động

Câu hỏi về không được hưởng chế độ tai nạn lao động

     Chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này. Chồng tôi sau khi kết thúc giờ làm đã đi nhậu với đồng nghiệp, do uống rượu say nên khi di chuyển về nhà không may đâm phải biển báo bên đường, giờ đang phải nghỉ việc ở nhà điều trị tai nạn. Vậy cho tôi hỏi chồng tôi có được hưởng chế độ gì hỗ trợ không ạ. Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời về không được hưởng chế độ tai nạn lao động

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về không được hưởng chế độ tai nạn lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về không được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

1. Cơ sở pháp lý về không được hưởng chế độ tai nạn lao động

2. Nội dung tư vấn về không được hưởng chế độ tai nạn lao động

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ giải đáp về các chế độ chồng bạn sẽ được hưởng khi nghỉ việc ở nhà điều trị do tai nạn. Cụ thể ở đây, do chồng bạn đã say rượu nên khi di chuyển về nhà đã bị tai nạn giao thông, phải nghỉ việc. Đối với yêu cầu trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Những trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động

     Theo điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là:

"Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này."

    Dẫn chiếu đến khoản 1 điều 40 ta có:

"1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật."

     Trong tình huống trên, việc chồng bạn khi di chuyển từ công ty về nhà đã gặp tai nạn đáng lẽ ra có thể sẽ được giải quyết chế độ tai nạn lao động. Tuy nhiên, việc chồng bạn sau khi từ công ty ra về không trực tiếp về nhà mà lại di chuyển đến một địa điểm khác để uống rượu, sau đó mới về nhà đã không thỏa mãn điều kiện về việc di chuyển từ công ty về nhà trên 1 tuyến đường hợp lý trong 1 khoảng thời gian hợp lý. Hơn thế nữa, việc gặp tai nạn giao thông lại xuất phát từ lỗi của phía chồng bạn, đó là do sử dụng rượu (1 chất gây nghiện) nên vì thế, chồng bạn không đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động. [caption id="attachment_158108" align="aligncenter" width="384"]Không được hưởng chế độ tai nạn lao động Không được hưởng chế độ tai nạn lao động[/caption]

2.2. Giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp phải điều trị tai nạn

     Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện để người lao động hưởng chế độ ốm đau như sau:

"1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau."

      Như vậy, trường hợp chồng bạn phải nghỉ việc để điều trị do say rượu gây tai nạn giao thông cũng sẽ không thuộc đối tượng được giải quyết chế độ ốm đau, tai nạn.

      Kết luận: Do chồng bạn đã uống rượu say, gặp tai nạn giao thông trên đường về nhà nên khi nghỉ việc để điều trị, chồng bạn sẽ không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội liên quan đến tai nạn lao động hay chế độ ốm đau. Điều này có nghĩa là trong quá trình nghỉ việc, chồng bạn sẽ không được hưởng lương hay được quỹ Bảo hiểm xã hội hỗ trợ bất cứ 1 khoản lợi ích vật chất nào.

     Tham khảo thêm bài viết:

      Để được tư vấn chi tiết về Không được hưởng chế độ tai nạn lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Ngọc Linh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178